Gia Lai: Nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nhu cầu lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Gia Lai luôn quan tâm đến công tác dạy nghề cho người lao động, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số. Nhờ đó, người lao động có thêm kiến thức nghề, thuận lợi tìm việc làm để có thu nhập, ổn định cuộc sống.
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nắm bắt xu thế chung của xã hội, tập trung đào tạo nghề gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đòi hỏi lao động trực tiếp, tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Hiện toàn tỉnh có 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gần 1.000 giáo viên đã được chuẩn hóa về chuyên môn. Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai-thông tin: Nhiều năm qua, nhà trường đặt ra nhiệm vụ đào tạo nghề bám sát thực tiễn, kết nối với doanh nghiệp đào tạo nghề có địa chỉ, gắn với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, hàng năm, Phòng Vật tư thiết bị và Tiếp xúc doanh nghiệp của nhà trường tiếp xúc với các doanh nghiệp để nhận đặt hàng đào tạo nghề và tạo việc làm cho học sinh, sinh viên. Tính từ tháng 10-2020 đến nay, số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo tại nhà trường là hơn 5.000 lao động nhưng hiện chỉ đáp ứng được 1/5 số này.  
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Dạy nghề thường xuyên huyện Đak Đoa phối hợp Trường Cao đẳng Gia Lai dạy nghề xây dựng cho lao động. Ảnh. Đinh Yến.jpg
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa phối hợp Trường Cao đẳng Gia Lai dạy nghề xây dựng cho người lao động. Ảnh: Đinh Yến

Có được kết quả trên, thời gian qua, Trường Cao đẳng Gia Lai đã ký kết biên bản ghi nhớ với một số doanh nghiệp, Hội Nông dân, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Đặc biệt, hiện nay một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh cần số lượng lao động qua đào tạo là rất lớn. Do đó, học sinh, sinh viên học nghề tại trường rất thuận lợi tìm việc làm khi tốt nghiệp.  
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016-2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo gần 70.000 người, trong đó: cao đẳng 4.110 người; còn lại trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên, góp phần nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2020 toàn tỉnh đạt 55%. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động sâu rộng đến mọi mặt kinh tế-xã hội, dịch Covid-19, bài toán về dân số, lao động… tạo ra nhiều thời cơ, thách thức lớn đối với giáo dục nghề nghiệp nói chung và giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh ta nói riêng.
“Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp đủ tầm để đáp ứng những đổi mới mạnh mẽ, để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh, tiếp cận trình độ cao”-bà Rcom Sa Duyên nhấn mạnh.
Hợp tác xã May gia công An Phú (xã An Phú, TP. Pleiku) liên kết dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đinh Yến
Hợp tác xã May gia công An Phú (xã An Phú, TP. Pleiku) liên kết dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đinh Yến
Theo dự báo của ngành chức năng, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và đào tạo thường xuyên của tỉnh hàng năm khoảng 25.000 người, tập trung vào các ngành, nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, du lịch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo hiện chiếm khoảng 69,6% lao động đang làm việc.
Vì vậy, để tạo bước chuyển biến thực sự trong đào tạo nghề trong tình hình mới, theo bà Rcom Sa Duyên thì ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, người dân và sự đồng hành của doanh nghiệp về phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình phát triển ngành, địa phương; dự báo, xây dựng, cập nhật dữ liệu mở về nhu cầu lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với việc làm của doanh nghiệp, nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới, như: điện, điện tử, cơ khí chế tạo, dịch vụ. Tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp...
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.