Những khoản tiền bị trừ hàng tháng trong lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bên cạnh với việc nhận lương, người lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình, trong đó có 3 khoản tiền trong lương được trừ hàng tháng theo quy định hiện hành.



Hàng tháng, người lao động được người sử dụng lao động trả tiền lương tương xứng với công việc đã thực hiện và trích nộp một số khoản trong lương để người lao động được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình

Cách tính tiền lương

Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2012, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

 

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận


Điều 94 Bộ Luật Lao động quy định, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Ngoài ra, tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.

Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, cách tính lương của người lao động theo ngày công được tính theo công thức sau: Tiền lương/ngày = (bằng) tiền lương tháng : (chia) số ngày làm việc bình thường.

Trong đó, tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động (căn cứ Công văn 3230/LĐTBXH-LĐTL). Số ngày làm việc bình thường tối đa không quá 26 ngày.

3 khoản tiền trừ hàng tháng trong lương

Dù tiền lương là số tiền mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về mức hưởng, hình thức hưởng, cách thức nhận… Bên cạnh với việc nhận lương, người lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình, lương hàng tháng của người lao động sẽ bị trừ một số khoản để thực hiện các nghĩa vụ, gồm:

1. Đóng các loại bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.

Do đó, hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể:

- BHXH: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất (theo khoản 1, Điều 85 Luật BHXH năm 2014 ).

- BHYT: 1,5% tiền lương. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hàng tháng là 4,5% tiền lương.

Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 (tương ứng 3%) và người lao động đóng 1/3 (tương ứng 1,5%) theo khoản 7, Điều 1 Luật BHYT mới nhất sửa đổi khoản 1, Điều 13 Luật BHYT 2008 .

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương (căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 57 Luật Việc làm).

 

Hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm
Hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm



2. Nộp đoàn phí Công đoàn nếu người lao động là đoàn viên

Mức nộp: 1% tiền lương (căn cứ theo khoản 1, Điều 23 Quyết định 1908 năm 2016);

3. Nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119 năm 2014, người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế.

Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…

Từ ngày 1-7-2020, chỉ người có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thêm 1 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/tháng (theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chương trình hiến máu nhân đạo thu hút sự tham gia của đông đảo người dân huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 318 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-5, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo năm 2024.
Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Theo vietnamnet.vn, tổng hợp từ phương án tổng thể của 53 tỉnh, thành có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025 có 49 ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp, gồm: 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 18 đơn vị khuyến khích và 22 đơn vị liền kề.

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

(GLO)- Chiều 13-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Chư Prông, giai đoạn 2021-2023.
Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

(GLO)- Chiều 12-5, Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang phối hợp cùng đoàn từ thiện ở TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) đã đến thăm và tặng 90 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo làng Brieng (xã Kông Bơ La).
Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân xã Krong

Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân xã Krong

(GLO)- Ngày 11-5, Khối thi đua số 3 (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Đoàn cơ sở Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội-Đoàn cơ sở Cảnh sát cơ động-Chi Đoàn Cảnh sát Giao thông, Hội phụ nữ cụm thi đua số 2 tuyên truyền kiến thức pháp luật và tặng quà người dân xã Krong (huyện Kbang).
Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.