Đề nghị ban hành luật An ninh kinh tế do lo ngại Trung Quốc thâu tóm đất đai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước tình trạng người nước ngoài, Trung Quốc thâu tóm đất vàng, ngang ngược vi phạm chủ quyền quốc gia như "vẽ" đường lưỡi bò của Trung Quốc, đại biểu quốc hội đề nghị sớm xây dựng luật An ninh kinh tế.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) Ảnh: NGỌC THẮNG
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) Ảnh: NGỌC THẮNG

Sáng 22.5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh cho năm 2020.

Cho ý kiến, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị, sang năm Quốc hội, Chính phủ cần bắt đầu nghiên cứu để ban hành luật An ninh về kinh tế. Lý do, theo đại biểu có một loạt nguy cơ đang đe doạ an ninh kinh tế, nguy cơ chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại. “Chúng ta có thể thấy đường lưỡi bò của các doanh nghiệp có người Trung Quốc nắm giữ từ du lịch đến các hoạt động kinh doanh khác hiện diện khắp nơi. Họ thông qua mọi công cụ tác động đến chủ quyền quốc gia, kể cả ở dự án bất động sản ven biển vừa qua. Đây là những vấn đề đe dọa chủ quyền quốc gia, thông qua hợp tác kinh tế quốc tế”, ông Vân cảnh báo.
Vẫn theo vị đại biểu là Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nguy cơ thứ hai đến từ bất ổn cân đối vĩ mô thông qua tăng trưởng đầu tư công, chính sách tài khoá. Thứ ba, nguy cơ tham nhũng thông qua các dự án hợp tác quốc tế mà chúng ta thấy rõ qua việc hợp tác đó che giấu, lẩn trốn âm mưu cá nhân, lợi ích nhóm để thao túng kinh tế. Thứ tư, nguy cơ tham nhũng tư chính sách đầu tư thông qua quy hoạch sử đụng đất đai; khiếu kiện từ chính sách đầu tư thông qua quy hoạch sử dụng đất.
“An ninh về môi trường rất báo động, thông qua các dự án đầu tư hợp tác với nước ngoài, đặc biệt các khu công nghiệp xả thải môi trường vô tội vạ đe doạ tính mạng, môi trường sống của nhân dân”, đại biểu Lê Thanh Vân tiếp tục lo ngại.
Dọc tường rào khu vực sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có nhiều lô đất người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ẢNH HOÀNG SƠN
Dọc tường rào khu vực sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có nhiều lô đất người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ẢNH HOÀNG SƠN
Cuối cùng, theo đại biểu Vân, sau đại dịch Covid-19, kinh tế và chính trị toàn cầu đã thay đổi, được vẽ lại; lỗ hổng toàn cầu hoá thông qua đại dịch buộc các quốc gia thắt chặt an ninh kinh tế, bảm đảm nội lực và ngăn chặn tác động xấu, giữ an toàn thị trường trong nước.
“Có thể đạo luật này theo hướng tập hợp các quy định rải rác tại những văn bản khác, tố tụng kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, hợp tác quốc tế; chế định vấn đề nguyên tắc nhất để xử lý các vi phạm liên quan đến an ninh kinh tế. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì vậy Quốc hội nên giao cho 1 cơ quan thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ nghiên cứu để trình dự thảo luật này”, đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất.
Theo Anh Vũ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.