Có nên trao quyền để người lao động lựa chọn 'thời điểm nghỉ hưu'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức Tọa đàm chính sách '8 tiếng công bằng'.
Tham dự tọa đàm có các chuyên gia: TS Đỗ Ngân Bình - Đại học Luật Hà Nội, thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động; bà Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và bà Đỗ Thị Thúy Hương - thành viên HĐQT Công ty Viettronics - Ủy viên thường trực Ban Chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử.
Các chuyên gia chia sẻ quan điểm tại buổi tọa đàm
Các chuyên gia chia sẻ quan điểm tại buổi tọa đàm
Mặc dù Hiến pháp (2013), Luật Bình đẳng giới (2006) và Bộ luật Lao động (2012) đều khẳng định mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao hàm cả yếu tố cơ hội việc làm, nhưng Bộ luật Lao động hiện hành vẫn tồn tại một số quy định vô hình trung có tính phân biệt đối xử trên cơ sở giới, như những quy định về các nhóm ngành nghề lao động nữ không được phép tham gia hay việc chưa có các quy định cụ thể về đào tạo nghề, hỗ trợ an sinh xã hội và bình đẳng cơ hội cho người lao động.
Trong bối cảnh đó, việc cải thiện khung pháp lý và áp dụng thực tiễn để xóa bỏ phân biệt, đối xử trên cơ sở giới và thúc đẩy bình đẳng trong cơ hội việc làm là hết sức cần thiết. Theo đó, tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bày tỏ quan điểm về bình đẳng giới trong lao động với những vấn đề cụ thể như: Tiếp cận cơ hội công việc, thực hiện chính sách chế độ, công bằng trong tuyển dụng, trả lương...
Bày tỏ quan điểm về tuổi nghỉ hưu của người lao động, bà Đỗ Thị Thúy Hương - thành viên HĐQT Công ty Viettronics cho rằng: Đối với người lao động trên đang làm việc trên các dây chuyền, lao động trực tiếp tham gia sản xuất, cả lao động nam và nữ đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu.
“Về mặt giới tính, tôi cho rằng không nên phân biệt giữa lao động nam và nữ, mà tôi cho rằng độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ nên bằng nhau. Và tôi cho rằng đến một mức nào đó, nếu người lao động muốn nghỉ hưu thì cũng có thể tạo điều kiện để người lao động có thể lựa chọn”, bà Hương bày tỏ.
Đứng từ góc độ đại diện cho người lao động, bà Phạm Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng: Pháp luật nên xem xét lại nhu cầu nghỉ hưu sớm của lao động nam. Quan điểm về bình đẳng của người lao động thật sự quan trọng. Họ cần được trao quyền, họ cần có diễn đàn để nói, và vai trò của truyền thông cũng rất quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới.
Đồng tình với quan điểm của các chuyên gia về việc người lao động cần có quyền lựa chọn tuổi nghỉ hưu (đứng trên phương diện quan điểm cá nhân). Tuy nhiên, nhìn nhận từ góc độ pháp luật lao động, TS Đỗ Ngân Bình - Đại học Luật Hà Nội, thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động đặt vấn đề: Khi đặt điều luật trên trong tổng thể luật pháp, thì việc để người lao động được lựa chọn quãng thời gian tuổi nghỉ hưu sẽ không đơn giản. Nếu văn bản luật để người lao động có quyền lựa chọn tuổi nghỉ hưu trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ từ 55-60 tuổi), khi đó, doanh nghiệp sẽ luôn rơi vào trạng thái bị động về nhân lực, vì không biết người lao động sẽ nghỉ khi nào.
TS Đỗ Ngân Bình phân tích thêm: Nếu trong luật có ghi rõ "Người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng khi người lao động tới độ tuổi nghỉ hưu" thì rõ ràng không thể thống nhất ngay từ đầu trong hợp đồng được, trong trường hợp họ được lựa chọn một khoảng tuổi nghỉ hưu, như thế là trái với luật rồi. Vì vậy, vấn đề này cần được tính toán và cân nhắc trong tổng thể chính sách và pháp luật về lao động.
Bảo Duy (LĐTĐ)

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh đuối nước ngày hè

Phòng tránh đuối nước ngày hè

(GLO)- Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Ngay từ lúc này, nhiều bậc phụ huynh đã rục rịch lên kế hoạch để con em có những ngày hè vui chơi bổ ích.
Ia Grai giải quyết việc làm cho khoảng 5.400 lao động

Ia Grai giải quyết việc làm cho khoảng 5.400 lao động

(GLO)- Ngày 15-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện Ia Grai, giai đoạn 2021-2023.
Chương trình hiến máu nhân đạo thu hút sự tham gia của đông đảo người dân huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 318 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-5, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo năm 2024.
Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Theo vietnamnet.vn, tổng hợp từ phương án tổng thể của 53 tỉnh, thành có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025 có 49 ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp, gồm: 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 18 đơn vị khuyến khích và 22 đơn vị liền kề.

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

(GLO)- Chiều 13-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Chư Prông, giai đoạn 2021-2023.
Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

(GLO)- Chiều 12-5, Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang phối hợp cùng đoàn từ thiện ở TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) đã đến thăm và tặng 90 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo làng Brieng (xã Kông Bơ La).