Gia Lai: Ưu tiên đào tạo bác sĩ gây mê hồi sức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20-8-2012 của Bộ Y tế, nhân lực tối thiểu cho mỗi ca phẫu thuật gồm 1 bác sĩ gây mê hồi sức (GMHS), 1 điều dưỡng viên GMHS, 1 điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 1 điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 1 hộ lý. Quy định là thế, nhưng hiện nay nhiều trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh không có bác sĩ GMHS dẫn đến nhiều trường hợp phẫu thuật phải chuyển tuyến, gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai Điện tử có cuộc trao đổi với ông MAI XUÂN HẢI-Giám đốc Sở Y tế.
* P.V: Thưa ông, hiện toàn tỉnh có bao nhiêu bác sĩ nói chung, bác sĩ GMHS nói riêng và cơ sở y tế nào trên địa bàn tỉnh đã có bác sĩ GMHS?
  Ông Mai Xuân Hải.
Ông Mai Xuân Hải.
- Ông MAI XUÂN HẢI: Hiện toàn ngành có 887 bác sĩ; trong đó, bác sĩ sau đại học là 291; tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 7,69; bác sĩ làm việc thường xuyên tại xã là 171, còn lại làm việc tuyến tỉnh và huyện.
Trên địa bàn tỉnh có 76 cán bộ y tế thuộc lĩnh vực GMHS; trong đó 3 bác sĩ chuyên khoa I GMHS; 5 bác sĩ đang theo học lớp chuyên khoa I về GMHS (giai đoạn 2017-2019), 3 bác sĩ đã học xong lớp chuyên khoa định hướng GMHS (12 tháng) và 7 bác sĩ chuyên khoa định hướng (từ 3, 6, 9 tháng); số còn lại là cử nhân, kỹ thuật viên, điều dưỡng về GMHS.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện có 2 bác sĩ chuyên khoa I GMHS; 1 bác sĩ đang học GMHS và 1 bác sĩ học định hướng GMHS. Trung tâm Y tế huyện Kbang có 1 bác sĩ chuyên khoa I GMHS. Các đơn vị như Bệnh viện Nhi, Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, Krông Pa và Ia Pa mỗi đơn vị có 1 bác sĩ đang theo học lớp chuyên khoa I về GMHS. Trung tâm Y tế TP. Pleiku có 1 bác sĩ học định hướng GMHS 12 tháng và hiện đang tiếp tục theo học lớp 6 tháng, 1 bác sĩ đang học định hướng GMHS 6 tháng. Ngoài ra, 7 bác sĩ thuộc Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ayun Pa, Trung tâm Y tế huyện Krông Pa, Phú Thiện, Ia Grai, Đak Đoa đang học chuyên khoa định hướng GMHS từ 3, 6, 9 tháng.
* P.V: Theo quy định, mỗi ca phẫu thuật đều phải có bác sĩ GMHS. Tuy nhiên, hiện nhiều trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố không có bác sĩ GMHS nên buộc phải chuyển tuyến để phẫu thuật dẫn đến quá tải cho một số cơ sở khám-chữa bệnh. Vậy ngành Y tế có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
- Ông MAI XUÂN HẢI: Để tháo gỡ khó khăn trong công tác phẫu thuật theo Thông tư 13/2012/TT-BYT, ngày 17-7-2018, Sở Y tế có Công văn số 949/SYT-NVY gửi Bệnh viện Trung ương Huế đề nghị hỗ trợ đào tạo bác sĩ GMHS cho Bệnh viện Đa khoa khu vực An Khê và Ayun Pa. Bệnh viện Trung ương Huế đã phản hồi tại Công văn 1019/BVH ngày 11-9-2018 về việc hỗ trợ chuyên môn lĩnh vực GMHS cho Bệnh viện Đa khoa khu vực An Khê và Ayun Pa, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho các bác sĩ GMHS của các Bệnh viện Đa khoa khu vực theo phương thức tập trung tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo quy định của Bộ Y tế, một ca phẫu thuật phải có bác sĩ GMHS. Ảnh: N.N
Theo quy định của Bộ Y tế, một ca phẫu thuật phải có bác sĩ GMHS. Ảnh: N.N
Ngoài ra, Sở Y tế còn có công văn gửi Bệnh viện Quân y 211 và đã được bệnh viện này chấp thuận hỗ trợ 2 bác sĩ GMHS cho Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Sở Y tế cũng có công văn chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh cử một bác sĩ GMHS giúp Bệnh viện Nhi trong thời gian bác sĩ GMHS của bệnh viện này được cử đi đào tạo.
Trong khi chờ bác sĩ GMHS các trung tâm y tế huyện về nhận nhiệm vụ sau đào tạo, Sở Y tế đã làm việc với cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh và thống nhất cho các trung tâm y tế huyện có bác sĩ GMHS đang đào tạo và đã được đào tạo nhưng chưa đủ thời gian thực hành theo quy định được mổ những ca cấp cứu (những ca phẫu thuật này các trung tâm y tế huyện và bệnh viện đa khoa khu vực đã thực hiện trước đây), còn những ca trung-đại phẫu, mổ phiên không phải cấp cứu thì chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
* P.V: Về lâu dài, ngành Y tế tỉnh sẽ làm gì để đảm bảo nguồn bác sĩ GMHS phục vụ công tác khám-chữa bệnh  cho người dân? 
- Ông MAI XUÂN HẢI: Sở Y tế đã có chủ trương chỉ đạo các cơ sở khám-chữa bệnh triển khai đăng ký nhu cầu bác sĩ học chuyên khoa GMHS. Đồng thời, ngày 27-8-2018, Sở Y tế đã ban hành Công văn số 1158/SYT-TCCB về việc ưu tiên đào tạo bác sĩ học chuyên khoa I GMHS; chỉ đạo các cơ sở khám-chữa bệnh trực thuộc khẩn trương thực hiện để đáp ứng nhu cầu phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh văn bản xin ý kiến Bộ Y tế về việc tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện phẫu thuật, thủ thuật tại cơ sở khám-chữa bệnh; đồng thời có công văn đề nghị Bảo hiểm Xã hội tỉnh xem xét, thanh-quyết toán cho các cơ sở khám-chữa bệnh thực hiện phẫu thuật, thủ thuật trong những trường hợp cấp cứu khi các đơn vị chưa có bác sĩ chuyên khoa GMHS.
* P.V: Xin cảm ơn ông!
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.