Đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học có thể bị phạt 10-30 triệu đồng và phải xin lỗi công khai.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28/9. Văn bản này sau khi được hoàn thiện, Thủ tướng ký quyết định thông qua sẽ thay thế Nghị định số 138 năm 2013.
Xúc phạm giáo viên, học sinh bị phạt 10-20 triệu đồng
Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể bị phạt 20-30 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm phải xin lỗi công khai.
Tương tự, hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy 1-6 tháng.
Ngoài ra, các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo (nhà giáo không đủ tiêu chuẩn, phân công nhiệm vụ không đúng chuyên môn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm không đúng quy định...) bị xử phạt 2-25 triệu đồng; vi phạm về tuyển dụng, chế độ, chính sách với nhà giáo bị xem xét xử phạt 5-20 triệu đồng.
Sự việc nữ giáo viên mầm non tại TP HCM có hành vi đánh trẻ bị xử lý tháng 4/2018. Ảnh cắt từ clip.
Sự việc nữ giáo viên mầm non tại TP HCM có hành vi đánh trẻ bị xử lý tháng 4/2018. Ảnh cắt từ clip.
Dạy thêm cho học sinh tiểu học bị phạt 5-6 triệu đồng
Theo dự thảo, hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất bị phạt 2-3 triệu đồng; không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm bị phạt 2-4 triệu đồng. Giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường bị phạt 3-5 triệu đồng.
Người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định bị phạt 4-6 triệu đồng; tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa phạt 6-8 triệu. Hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm, không đúng đối tượng hoặc nội dung đã được cấp phép, bị phạt 6-8 triệu đồng. 
Trường trung cấp, cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông bị phạt 8-10 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng với hành vi tổ chức dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn, ép buộc học sinh học thêm, dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Hình phạt bổ sung với nhóm sai phạm này là tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm 6-12 tháng hoặc đình chỉ dạy thêm 12-24 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại đối với hành vi vi phạm. Cơ sở dạy thêm chưa được cấp phép buộc giải thể.
Giáo viên dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày bị phạt 5-6 triệu đồng. Hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước chương trình chính khóa bị phạt 6-8 triệu đồng.
Tuyển sinh sai đối tượng, bị phạt đến 50 triệu đồng
Dự thảo quy định xử phạt các hành vi vi phạm về tuyển sinh. Cụ thể sẽ phạt 6-10 triệu đồng với một trong các hành vi: thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin quy định, không thực hiện đúng nội dung của thông báo tuyển sinh hoặc không đủ thời gian thông báo tuyển sinh theo quy định.
Hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế, không công khai đề án tuyển sinh, công khai thông tin trong đề án tuyển sinh sai sự thật hoặc không đúng thông tin liên quan đến tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh bị phạt 15-20 triệu đồng.
Mức phạt 20-35 triệu đồng sẽ áp dụng cho việc thu nhận hồ sơ hoặc hỗ trợ tuyển sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Mức phạt 35-40 triệu đồng áp dụng cho hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép. Việc tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt 40-45 triệu đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung với các vi phạm trên, có thể là đình chỉ hoạt động giáo dục chưa được phép 12-24 tháng; buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép.
Ngoài ra, hành vi tuyển sinh sai đối tượng ở cấp THPT bị phạt 1-10 triệu đồng tùy theo số lượng người bị tuyển sai. Ở trình độ trung cấp sư phạm, mức phạt là 2-30 triệu; cao đẳng sư phạm, đại học là 10-50 triệu đồng. Ở trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, tuyển sinh sai đối tượng bị phạt 10-20 triệu (dưới 5 người học); 20-40 triệu (5-10 người) và 40-60 triệu (trên 10 người).
Lê Nam (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.