Gia Lai: Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nội dung Kế hoạch số 574/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018, theo quy định của Luật TGPL năm 2017.
 

Tiếp nhận nhu cầu trợ giúp pháp lý tại vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N
Tiếp nhận nhu cầu trợ giúp pháp lý tại vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N

Theo đó, Kế hoạch đã nhấn mạnh các nhiệm vụ và hoạt động trọng tâm gồm  tiếp tục thực hiện TGPL với hình thức phù hợp tại nơi cư trú, sinh sống, làm việc của người khuyết tật khó khăn về tài chính, đặc biệt thực hiện TGPL trong các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình. Tăng cường phối hợp với UBND cấp xã nơi có người khuyết tật, các hội người khuyết tật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phát hiện nhu cầu TGPL của người khuyết tật khó khăn về tài chính và giới thiệu họ đến Trung tâm TGPL Nhà nước khi có nhu cầu TGPL.

Đồng thời đẩy mạnh các hình thức truyền thông phù hợp cho người khuyết tật khó khăn về tài chính theo quy định của Luật TGPL và các văn bản liên quan, thực hiện lồng ghép việc truyền thông cho người khuyết tật khó khăn về tài chính trong các chương trình đề án về người khuyết tật ở địa phương và trong dịp kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt Nam (18-4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3-12).

Bên cạnh đó, xây dựng và lắp đặt bản thông tin, tờ thông tin về TGPL, hộp tin TGPL trong đó có nội dung về quyền được TGPL của người khuyết  tật khó khăn về tài chính tại trụ sở hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội. Tổ chức tập huấn cho người thực hiện TGPL về các kỹ năng TGPL cho người khuyết tật khó khăn về tài chính, nhất là kỹ năng tham gia tố tụng. Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL. Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm các nước về TGPL cho người khuyết tật khó khăn về tài chính.

UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này, cũng như theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. Bên cạnh đó, Trung tâm TGPL có trách nhiệm giúp Sở Tư pháp trong việc thực hiện. Đồng thời, các sở, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ được phân công, cùng các tổ chức của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện...

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.