Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Nắm chắc hoàn cảnh, gia đình nạn nhân để hỗ trợ trực tiếp, phù hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trao đổi với báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Khanh-Phó Chủ tịch Hội, Giám đốc Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: Năm 2021, các cấp Hội vận động khoảng 400 tỷ đồng, 6 tháng năm 2022 vận động được hơn 200 tỷ đồng. Số tiền trên sử dụng hỗ trợ sửa chữa/ làm nhà tình nghĩa, cấp học bổng, tạo việc làm, hỗ trợ vốn sản xuất, tặng phương tiện sinh hoạt, khám-chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, xông hơi giải độc, phục hồi chức năng, trợ cấp khó khăn, thăm hỏi tặng quà… cho hàng trăm ngàn lượt nạn nhân.

Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Gia Lai Bùi Thanh Hoàng trao vốn hỗ trợ sản xuất cho gia đình ông Huỳnh Minh Chính (huyện Kbang). Ảnh: Hà Phương
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Gia Lai Bùi Thanh Hoàng trao vốn hỗ trợ sản xuất cho gia đình ông Huỳnh Minh Chính (huyện Kbang). Ảnh: Hà Phương

Tính từ khi thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (tháng 1-2004 đến hết tháng 6-2022),  Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp nhận hơn 3 ngàn tỷ đồng đề trợ giúp các nạn nhân và gia đình. Bên cạnh trực tiếp vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, TW Hội còn chủ động phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội đẩy mạnh tuyên truyền gắn với vận động nguồn lực, chăm sóc nạn nhân bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, mở rộng phạm vi vận động và đối tượng hỗ trợ.

Trước tình hình 2 năm bị ảnh hưởng dịch Covid-19, Quỹ bám sát yêu cầu, chủ động triển khai nhiệm vụ, đổi mới hình thức vận động, gắn với các phong trào, các ngày lễ, kỷ niệm…Nhờ đó, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ nhiều tỷ đồng để mua xe lăn cho nạn nhân, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân và gia đình cùng nhiều hoạt động khác. Nhiều hội nhóm học sinh, người trẻ đến các trung tâm của Hội để gặp gỡ, chăm sóc, vệ sinh, tặng khẩu trang, sách, quần áo, sữa…

Để theo kịp xu thế, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trong người trẻ tiếp cận thông tin về Hội và nạn nhân, tháng 10-2020 TW Hội ra mắt ứng dụng VAVA Plus, cài đặt trên điện thoại hệ điều hành Androi và IOS, để thông tin về Hội, gương nạn nhân vượt khó vươn lên, ảnh, video… Người cài đặt có thể hỗ trợ bằng cách mua sản phẩm thủ công của nạn nhân đăng tải trên ứng dụng.Tới đây, TW Hội triển khai dự án quyên góp bằng hình thức ví điện tử ShopeePay cập nhật liên tục, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin và ủng hộ nạn nhân.

Bên cạnh phát huy vai trò trách nhiệm của tổ chức, sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Phó Chủ tịch Hội, Giám đốc Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho rằng, các cơ sở Hội cần chuyển sang hình thức vận động, giúp đỡ hiệu quả, bền vững, như: hỗ trợ nuôi dưỡng thường xuyên tại cộng đồng, xây mới/sửa chữa nhà ở, dạy nghề, học bổng, vốn, sinh kế…để giúp đỡ nạn nhân thiết thực và hiệu quả hơn.

THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.