Nữ sinh Jrai vượt khó, học giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bố mất sớm, mẹ mắc bệnh tâm thần nên em Rơ Lan Huyền (dân tộc Jrai, SN 2005, làng Sung O Boong Nga, xã Ia O, huyện Chư Prông) phải sống nhờ vào người dì từ khi còn nhỏ. Điều đáng nói là gia cảnh người dì cũng khó khăn, lại phải nuôi em trai mắc bệnh tâm thần. Thế nhưng, vượt lên hoàn cảnh, Huyền vẫn nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Bố mất sớm, mẹ mắc bệnh tâm thần
Mới đây, chúng tôi được 2 giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Chư Prông dẫn đến thăm nhà nữ sinh Rơ Lan Huyền. Đó là một ngôi nhà cấp 4 lụp xụp giữa làng Sung O Boong Nga.
Tiếp chuyện chúng tôi, chị Rơ Lan Piơnh (dì của Huyền) kể: “Khi Huyền đang học mẫu giáo thì mẹ cháu phát bệnh tâm thần, thường xuyên đánh con cái, đập phá đồ đạc trong nhà và đi lang thang. Sợ mẹ, Huyền xuống ở với mình. Gia đình mình cũng khó khăn. Mình không có chồng, nuôi con nhỏ và 1 người em trai mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn nhận nuôi từ đó đến nay”.
Chỉ tay về căn lều nhỏ thưng bạt ở cách nhà khoảng 10 m, chị Piơnh nói: “Em trai mình bị tâm thần, phải xích lại chứ không thì nó đi lung tung, phá phách trong làng. Việc ăn uống, tắm rửa, dọn vệ sinh đều do mình làm chứ người khác không đến gần được. Nhà nghèo, không có tiền đưa nó đi chữa bệnh, đành nhốt ở đó”.
Nói rồi, chị Piơnh dẫn chúng tôi men theo một con đường nhỏ sang nhà mẹ Huyền. Bà Rơ Lan Bro đang ngồi trong căn lều nhỏ thưng bạt lợp mái tranh, chân bị xích lại. Rơ Lan Hoa-chị gái Huyền-bảo: “Mẹ bị bệnh cả chục năm rồi. Trước năm 2014, thỉnh thoảng mẹ lảm nhảm nói một mình hoặc vô cớ nổi giận, đập phá đồ đạc, đánh con cái. Đến cuối năm 2014, sau khi bố qua đời thì bệnh của mẹ thêm trầm trọng. Không có tiền đưa đi chữa bệnh, mình phải làm một căn lều và xích chân mẹ lại để khỏi đi lung tung”.
Em Rơ Lan Huyền và người mẹ mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Thiên Di
Em Rơ Lan Huyền và người mẹ mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Thiên Di
Đưa tay gạt những giọt nước mắt chực chờ rơi, Hoa kể thêm: “Hồi mới bị bệnh, mẹ hay đuổi đánh Huyền nên em ấy sợ rồi bỏ xuống nhà dì ở. Dì Piơnh thương em ấy nên thay bố mẹ nuôi giúp. Đến giờ, em ấy cũng còn sợ mẹ lắm. Mỗi lần đi học về, em lên thăm mẹ nhưng chỉ đứng nhìn từ xa rồi khóc chứ không dám lại gần”.
Mong sự giúp đỡ từ những nhà hảo tâm
Rơ Lan Huyền vừa tốt nghiệp Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Chư Prông. Em là tấm gương vượt khó tiêu biểu ở ngôi trường này. Từ lớp 6 đến nay, năm nào Huyền cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2019-2020, Huyền đạt giải ba môn Địa lý.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung-giáo viên chủ nhiệm của Huyền-cho hay: “Huyền rất chăm học, ngoan ngoãn. Em thường xuyên thức đêm để học bài. Chẳng mấy khi em ấy rời cuốn sách đâu. Có nhiều lần, tôi phải nhắc Huyền nghỉ ngơi vì lo em ấy đổ bệnh. Kết thúc năm học này, Huyền và Siu Quỳnh Anh có điểm học lực cao nhất trường. Nhà trường đang làm thủ tục để Huyền được chuyển lên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh học tiếp. Hy vọng là em được tuyển vào”.
Tiếp chuyện chúng tôi, Huyền chia sẻ: “Thương mẹ bị bệnh nặng và thương dì vất vả làm lụng, em còn nhỏ chưa chia sẻ được nhiều nên chỉ biết gắng học thật giỏi thôi. Một phần là vì nếu đạt học lực giỏi, em được tuyển vào các trường nội trú học và được Nhà nước hỗ trợ, sẽ đỡ cho dì rất nhiều. Phần khác là em muốn học giỏi để trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mẹ và mọi người”.
Khuôn mặt chị Piơnh xen lẫn niềm vui và sự lo lắng khi nói về tương lai của cháu gái mình. Chị tâm sự: “Từ nhỏ đến giờ, năm học nào Huyền cũng đạt thành tích học tập tốt. Giấy khen của cháu treo khắp nhà. Mình thấy vui và tự hào với thành tích học tập của cháu nhưng cũng lo lắm. Lo là không có đủ tiền nuôi cháu học đến đại học. Cháu học giỏi mà phải nghỉ học giữa chừng thì tiếc lắm. Rất mong các nhà hảo tâm hỗ trợ để làm một sổ tiết kiệm cho cháu nếu sau này thi đậu đại học”.
Mọi sự giúp đỡ em Rơ Lan Huyền xin gửi về Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.