Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Đổi mới, sáng tạo trong các phong trào thi đua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng, triển khai các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội phát động và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội.
Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng đề ra tại Hội nghị điển hình tiên tiến Hội CTĐ tỉnh giai đoạn 2015-2020, các cấp Hội đã thường xuyên quán triệt mục đích, yêu cầu, tác dụng và động cơ thi đua yêu nước tới cán bộ, hội viên và tình nguyện viên CTĐ. Nhờ đó, phong trào thi đua yêu nước của Hội thường xuyên được đổi mới và phát triển. 
Nhiều dự án nhân đạo ý nghĩa
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và hướng đến mục tiêu trợ giúp mang tính phát triển bền vững, Hội CTĐ tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước có tính xuyên suốt: “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Hội CTĐ tỉnh Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”... gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các phong trào, cuộc vận động đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi, là động lực thúc đẩy Hội CTĐ các cấp phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cùng với việc cứu trợ lương thực, thực phẩm trong thời điểm giáp hạt, thiên tai, Hội luôn quan tâm đến việc hỗ trợ để các đối tượng dễ bị tổn thương có điều kiện thoát nghèo, phát triển bền vững thông qua triển khai các dự án phát triển cộng đồng như: giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh Tây Nguyên-Tây Ninh bằng việc hỗ trợ sinh kế, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng; hỗ trợ bệnh nhân phong; xây dựng 231 căn nhà CTĐ cho các hộ khó khăn về nhà ở với kinh phí 12,3 tỷ đồng, 7 công trình phòng học cho các cháu mầm non, tiểu học vùng khó khăn với kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Cùng với đó còn có các dự án xây dựng các giếng nước sạch, công trình vệ sinh; thực hiện chương trình “Ngân hàng bò chung sức cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng nông thôn mới”; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với trị giá hàng tỷ đồng; triển khai cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, qua đó trợ giúp trực tiếp, thường xuyên cho 799 địa chỉ với tổng trị giá hơn 3,8 tỷ đồng.
Đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Hội CTĐ tỉnh. Ảnh: D.Đ.D
Đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Hội CTĐ tỉnh. Ảnh: D.Đ.D
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức về công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa, Hội đã phối hợp với các tổ chức như SC, ECHO, UNICEF, USAID triển khai có hiệu quả các dự án cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả hạn hán cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Thông qua việc triển khai Đề án 1002 của Chính phủ về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, cán bộ và nhân dân vùng trọng điểm thiên tai của tỉnh có thêm kiến thức ứng phó với thiên tai, thảm họa, chủ động chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, lịch mùa vụ, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, Hội đã phối hợp với ngành chức năng phát huy vai trò của Đội y-bác sĩ tình nguyện tổ chức tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh; phòng-chống dịch cúm A, dịch Covid-19, tiêu chảy, tay chân miệng... Phối hợp với các tổ chức từ thiện tuyên truyền, vận động gia đình, người thân đưa người già đi khám và phẫu thuật đục thủy tinh thể, giải phóng mù lòa; mổ tim miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; phẫu thuật chỉnh hình cho nạn nhân chất độc da cam, người bị khuyết tật hệ vận động tại Bệnh viện Phẫu thuật Chỉnh hình phục hồi chức năng Quy Nhơn; tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, Hội đã tuyên truyền, vận động được nhiều người tham gia hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện, giúp ngành Y tế tỉnh có đủ nguồn máu cấp cứu, điều trị. Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức 4 chương trình “Hành trình đỏ”, vận động và tổ chức tiếp nhận được trên 75.000 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện giao.

Từ năm 2015 đến nay, Hội CTĐ tỉnh đã được Trung ương Hội CTĐ Việt Nam tặng 2 bằng khen, 2 cờ thi đua xuất sắc 3 năm liền; được UBND tỉnh tặng 4 cờ thi đua đơn vị xuất sắc, dẫn đầu Khối thi đua các tổ chức xã hội nghề nghiệp; được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì.

Với tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm và tâm huyết của toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên CTĐ các cấp, phong trào thi đua ngày càng có hiệu quả, giá trị công tác nhân đạo năm sau luôn tăng cao so với năm trước. Giai đoạn 2015-2020, mặc dù kinh tế suy thoái, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, nhưng giá trị công tác nhân đạo của tỉnh vẫn đạt kết quả cao với trị giá 190,8 tỷ đồng, tăng 158% so với giai đoạn 2010-2015. 

Không ngừng đổi mới, sáng tạo
Bên cạnh kết quả đạt được, phong trào thi đua của Hội CTĐ các cấp thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chất lượng thi đua giữa các đơn vị chưa đồng đều, một số đơn vị triển khai thi đua đạt kết quả thấp.
Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025 do UBND tỉnh, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam phát động, Hội CTĐ tỉnh tập trung triển khai thi đua hướng vào một số nội dung trọng tâm gồm: tiếp tục đổi mới, sáng tạo phong trào thi đua thông qua đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng tới chuyên nghiệp hóa hoạt động nhân đạo với phương châm “Đổi mới tư duy-Tạo dựng vị thế-Bảo vệ sự sống”; tăng cường tuyên truyền các giá trị nhân đạo để mọi người hiểu và đồng hành với Hội trong công tác nhân đạo. 
Bên cạnh đó, phát huy vai trò nòng cốt của Hội trong công tác nhân đạo trên địa bàn, đặc biệt là lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thảm họa; triển khai Đề án 1002 của Chính phủ về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; tổ chức cứu trợ công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, tránh chồng chéo; không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động nhân đạo để chống phá Đảng, Nhà nước; chủ động xây dựng các đề án, dự án để kêu gọi các tổ chức, cá nhân đến với Gia Lai để cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
DƯƠNG ĐÌNH DIỆN-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Có thể bạn quan tâm

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.
Gia Lai có trên 150 tăng, ni, phật tử hiến máu tình nguyện

Gia Lai có trên 150 tăng, ni, phật tử hiến máu tình nguyện

(GLO)- Chiều 3-3, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) và Phân Ban gia đình phật tử-thuộc Giáo hội phật giáo tỉnh cùng Câu lạc bộ hiến máu nhân đạo Giọt Hồng Lam tổ chức chương trình “Hiến máu nhân đạo” đợt 1-2024.
Kbang: Tặng quà cho đồng bào nghèo và trẻ mồ côi, khó khăn

Kbang: Tặng quà cho đồng bào nghèo và trẻ mồ côi, khó khăn

(GLO)- Ngày 23-2, Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang phối hợp với Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Phú Cường Phát (TP. Hồ Chí Minh) và Câu lạc bộ tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Trái tim tình nguyện Kbang” tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.