Nhà tiêu hợp vệ sinh cải thiện môi trường nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, qua công tác tuyên truyền, người dân nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, qua đó góp phần phòng-chống dịch bệnh, cải thiện môi trường sống vùng nông thôn.
Xã Ia Ka (huyện Chư Pah) có 2 thôn và 7 làng với trên 1.700 hộ. Toàn xã có 189 hộ nghèo (chiếm 9,8%) và 608 hộ cận nghèo (chiếm 31,95%). Hiện chỉ có khoảng 50% số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh; nhiều hộ không xây dựng nhà tiêu, còn thói quen phóng uế bừa bãi.
Bà Rơ Châm H’Ngoan-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: Từ Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới, toàn xã có 102 hộ dân được hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh, mỗi hộ 50 USD (tương đương 1,1 triệu đồng), qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn.
Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: K.N.B
Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh: K.N.B
Trước đây, do thói quen và điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình chị Rơ Châm Avưn (làng Mrông Ngó 3) không làm nhà tiêu. Chị Avưn kể: “Khi xã thông báo về việc được hỗ trợ 1,1 triệu đồng xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, tôi rất mừng. Gia đình tôi liền góp thêm 1 triệu đồng để xây dựng”. Nhà anh Siu Djiuh (cùng làng) thì tận dụng tôn có sẵn, thêm công lao động để thực hiện nên không phải bù thêm chi phí. “Cán bộ xã đã tuyên truyền, chỉ rõ tác hại, ảnh hưởng đối với sức khỏe và môi trường do không có nhà tiêu hợp vệ sinh. Mình hiểu ra vấn đề nên quyết định xây ngay”-anh Djiuh chia sẻ.
Trong khi đó, tại làng Mrông Ngó 4 (xã Ia Ka) cũng chỉ có khoảng 30% số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trưởng thôn Ksor Vek cho hay: “Ngoài 13 hộ được hỗ trợ, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh để góp phần phòng-chống dịch bệnh”.
Nhiều hộ dân tại tỉnh đã xây dựng công tưới nớc sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh N.Y
Nhiều hộ dân tại tỉnh đã xây dựng công tưới nớc sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh. Ảnh N.Y
Cũng được hỗ trợ từ Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới, xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) có 40 hộ được hỗ trợ kinh phí xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo bà Đoàn Thị Bình-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dom, cùng với sự hỗ trợ của chương trình, UBND xã đã trích thêm kinh phí từ nguồn vệ sinh môi trường, Công ty TNHH một thành viên Cao su 72 (Binh đoàn 15) hỗ trợ thêm 34 triệu đồng để triển khai xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho 67 hộ nghèo và cận nghèo. Kinh phí xây dựng mỗi nhà tiêu trung bình là 2 triệu đồng. Ông Rơ Mah Djăt (làng Mook Trang) phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi là hộ cận nghèo, nhà mới xây xong nhưng không có công trình phụ. Bây giờ được hỗ trợ làm nhà tiêu, tôi mừng lắm”.
Xã Ia Dom có 7 thôn, làng với trên 2.000 hộ, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 45%. Nhiều người dân, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thật sự quan tâm đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. “Do đó, công tác tuyên truyền sẽ được tăng cường trong thời gian tới nhằm giúp người dân thay đổi thói quen, tiến tới xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phòng-chống dịch bệnh”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dom nhấn mạnh.
NHƯ Ý

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.