Tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số: Cần giải pháp căn cơ, lâu dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước những tác động bất lợi do suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, sản xuất manh mún, nông sản mất mùa mất giá..., cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số (DTTS) gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tỉnh ta đã tích cực triển khai các giải pháp căn cơ giúp hàng ngàn lao động DTTS có việc làm và thu nhập ổn định.
Từ kết nối việc làm
Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Thời gian qua, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho người dân như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại vùng sâu, vùng xa; đào tạo nghề lao động nông thôn; đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh ưu tiên tuyển dụng người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách. Giai đoạn 2015-2019, mỗi năm, Gia Lai có trên 25.000 người bước vào độ tuổi lao động tìm được việc làm mới, trong đó có khoảng 30% là người DTTS. 
Là đơn vị có chức năng kết nối cung-cầu lao động, những năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực triển khai các phiên giao dịch việc làm lưu động. Ông Trần Thanh Hải-Giám đốc Trung tâm-cho biết: “Trong 9 tháng năm 2020, Trung tâm đã tổ chức 9 sàn giao dịch việc làm, định kỳ vào ngày 10 hàng tháng; 13 phiên giao dịch việc làm lưu động và 25 buổi tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS. Thông qua đó, Trung tâm đã kết nối dịch vụ việc làm thành công cho 6.732 lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động”.
Phiên giao dịch việc làm được tổ chức mới đây tại huyện Đức Cơ đã thu hút gần 300 lao động. Anh Rơ Mah Măih (xã Ia Krêl) chia sẻ: “Mình đã tốt nghiệp cao đẳng ngành Điện nhưng chưa tìm được việc làm. Mình muốn đi xuất khẩu lao động nhưng chưa rõ thông tin về thị trường, thủ tục, kinh phí và mức thu nhập. Sau khi được tư vấn, mình quyết định đăng ký đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản”. Tương tự, chị Siu Hiếu (xã Ia Kriêng) cũng cho hay: “Biết có phiên giao dịch việc làm, tôi đã đến nộp hồ sơ. Rất may là tôi đã được một công ty điện tử ở tỉnh Đồng Nai tiếp nhận hồ sơ và đồng ý nhận vào làm việc”.  
Tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số: Cần giải pháp căn cơ, lâu dài  (GLO)- Trước những tác động bất lợi do suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, sản xuất manh mún, nông sản mất mùa mất giá..., cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số (DTTS) gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tỉnh ta đã tích cực triển khai các giải pháp căn cơ giúp hàng ngàn lao động DTTS có việc làm và thu nhập ổn định.  Từ kết nối việc làm  Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Thời gian qua, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho người dân như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại vùng sâu, vùng xa; đào tạo nghề lao động nông thôn; đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh ưu tiên tuyển dụng người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách. Giai đoạn 2015-2019, mỗi năm, Gia Lai có trên 25.000 người bước vào độ tuổi lao động tìm được việc làm mới, trong đó có khoảng 30% là người DTTS.   Là đơn vị có chức năng kết nối cung-cầu lao động, những năm qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực triển khai các phiên giao dịch việc làm lưu động. Ông Trần Thanh Hải-Giám đốc Trung tâm-cho biết: “Trong 9 tháng năm 2020, Trung tâm đã tổ chức 9 sàn giao dịch việc làm, định kỳ vào ngày 10 hàng tháng; 13 phiên giao dịch việc làm lưu động và 25 buổi tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS. Thông qua đó, Trung tâm đã kết nối dịch vụ việc làm thành công cho 6.732 lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động”.  Phiên giao dịch việc làm được tổ chức mới đây tại huyện Đức Cơ đã thu hút gần 300 lao động. Anh Rơ Mah Măih (xã Ia Krêl) chia sẻ: “Mình đã tốt nghiệp cao đẳng ngành Điện nhưng chưa tìm được việc làm. Mình muốn đi xuất khẩu lao động nhưng chưa rõ thông tin về thị trường, thủ tục, kinh phí và mức thu nhập. Sau khi được tư vấn, mình quyết định đăng ký đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản”. Tương tự, chị Siu Hiếu (xã Ia Kriêng) cũng cho hay: “Biết có phiên giao dịch việc làm, tôi đã đến nộp hồ sơ. Rất may là tôi đã được một công ty điện tử ở tỉnh Đồng Nai tiếp nhận hồ sơ và đồng ý nhận vào làm việc”.    Đến nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm  Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, hoạt động của các sàn giao dịch việc làm vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là vai trò kết nối cung-cầu lao động chưa thực sự phát huy. Ở một số nơi, người lao động DTTS chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Trình độ tay nghề lao động địa phương còn hạn chế, ít chịu được áp lực công việc, ngại đi làm xa nên tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn chiếm khoảng 2%. Trong khi đó, do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.  Ông Nguyễn Như Trường-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pưh-cho biết: Để giải quyết việc làm cho người lao động, huyện đẩy mạnh tuyên truyền về chỉ tiêu, chế độ phúc lợi của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Phòng cũng phối hợp với nhiều đơn vị liên quan tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, thị trấn. “Trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm tăng thêm cho trên 2.000 lao động địa phương, hầu hết là người DTTS làm việc tại các công ty, khu công nghiệp lớn trong nước và xuất khẩu lao động. Riêng 9 tháng năm 2020, huyện đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 1.200 lao động. Trong số này có 900 lao động làm việc ngoài tỉnh, còn lại làm việc trong tỉnh và đi xuất khẩu lao động”-ông Trường nói.  Trao đổi với P.V,  bà Rcom Sa Duyên nhấn mạnh: Thời gian tới, các địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động nhằm cung ứng việc làm cho người lao động, nhất là lao động DTTS.  ĐINH YẾN  Nhiều lao động DTTS ở huyện Đức Cơ tìm được việc làm tại phiên giao dịch lưu động do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức mới đây. Ảnh: Đinh Yến
Nhiều lao động DTTS ở huyện Đức Cơ tìm được việc làm tại phiên giao dịch lưu động do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức mới đây. Ảnh: Đinh Yến
Đến nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm
Theo Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, hoạt động của các sàn giao dịch việc làm vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là vai trò kết nối cung-cầu lao động chưa thực sự phát huy. Ở một số nơi, người lao động DTTS chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Trình độ tay nghề lao động địa phương còn hạn chế, ít chịu được áp lực công việc, ngại đi làm xa nên tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn chiếm khoảng 2%. Trong khi đó, do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Ông Nguyễn Như Trường-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pưh-cho biết: Để giải quyết việc làm cho người lao động, huyện đẩy mạnh tuyên truyền về chỉ tiêu, chế độ phúc lợi của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Phòng cũng phối hợp với nhiều đơn vị liên quan tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, thị trấn. “Trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm tăng thêm cho trên 2.000 lao động địa phương, hầu hết là người DTTS làm việc tại các công ty, khu công nghiệp lớn trong nước và xuất khẩu lao động. Riêng 9 tháng năm 2020, huyện đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 1.200 lao động. Trong số này có 900 lao động làm việc ngoài tỉnh, còn lại làm việc trong tỉnh và đi xuất khẩu lao động”-ông Trường nói.
Trao đổi với P.V,  bà Rcom Sa Duyên nhấn mạnh: Thời gian tới, các địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động nhằm cung ứng việc làm cho người lao động, nhất là lao động DTTS.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.