Bộ ảnh tình yêu 40 năm bên nhau của cặp đôi khiến ai xem cũng ao ước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ ảnh 'tình già'  kỷ niệm 40 năm ngày cưới của cặp vợ chồng ở Đồng Tháp đã khiến mạng xã hội chia sẻ với sự ngưỡng mộ.
 



Hình ảnh cụ ông, cụ bà không ngần ngại trao cho nhau cái nắm tay thật chặt, những cái ôm âu yếm với nụ cười nở trên môi khiến ai xem cũng phải ao ước.

Nhân vật chính của bộ ảnh là ông Trần Văn Lãnh (sinh năm 1963), bà Đỗ Thị Duy (sinh năm 1958), cả hai ông bà đều sinh ra và lớn lên ở TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Ông Lãnh trước kia gắn bó với ruộng đồng, chăn nuôi gà vịt sau này chuyển sang làm bảo vệ ở bệnh viện Đa khoa Cao Lãnh. Bà Duy hiện là giáo viên đã về hưu.


 


Được biết, ông cưới bà chẳng có một bữa hẹn hò, không có lời cầu hôn lãng mạn, nên duyên vợ chồng qua lời giới thiệu của người quen. Mùa hè năm 1980, một tháng sau ngày gặp mặt, lễ cưới của ông bà được tổ chức. Đến nay đã tròn 40 năm, họ có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau với 3 người con gái, trong đó hai người con đầu theo nghiệp “cầm phấn” của mẹ.
 


Chị Hồng Phúc (con gái út của ông bà) cho biết, mẹ chị bị bệnh tiểu đường, sinh biến chứng nên chân khá yếu không đi xa được. “Đi chụp hình cưới từ sáng đến chiều nhưng chưa bao giờ ba để mẹ phải tự đi đứng. Chân mẹ tôi khá yếu nên ba phải đi chậm để dìu, anh nhiếp ảnh chụp lại khoảnh khắc này tôi xem mà chợt rưng rưng nước mắt”, chị Phúc cho hay.
 


Ở nhà, có việc lớn việc nhỏ gì bà Duy cũng hỏi ý kiến ông Lãnh nếu ông đồng ý bà mới làm. Với bà, không chỉ có tình yêu thương, ông bà còn phải tôn trọng nhau mới có thể sống lâu, sống bền với nhau.
5
“Tôi còn nhớ năm thứ 3 đại học, nghe tin mẹ té xe, gãy cả xương vai tôi chạy về để chăm sóc nhưng về được 3 hôm thì bị “đuổi” vì mọi thứ đã có ba lo. Cơm ba nấu, lấy thuốc cũng ba, ba còn bồng rồi tắm cho mẹ luôn, coi vậy mà ngọt ngào lắm”, chị Phúc nhớ lại.

 


“Người ta có thể cưới nhau dăm ba năm hoặc 10 năm rồi xưng hô “ông tui – bà tui” cho bớt ngại ngùng nhưng ba mẹ tôi đến 40 năm rồi vẫn là anh – em ngọt ngào, đến nỗi cậu, chú, dì, dượng đều ghẹo nhưng ba mẹ vẫn coi đó là sự lãng mạn trong tình yêu. Tôi thấy vui và hạnh phúc về điều đó”, chị Phúc vui vẻ nói.
 



Anh Phan Tuấn Anh, tác giả bộ ảnh cho biết, địa điểm chụp diễn ra ngay trước nhà của ông bà để tiện việc đi lại. Mọi cử chỉ, cảm xúc đều được ông bà diễn lại một cách tự nhiên nên mọi bức ảnh đều được anh ghi lại một cách chân thực nhất.

 



“Ông bà rất tình cảm với nhau, chân bà hơi yếu nhưng ông luôn hỗ trợ đi bên cạnh bà. Tôi rất thích chụp hình cho những người già vì thấy họ hạnh phúc mình cũng vui và muốn mang đến niềm vui đến với họ”, anh Tuấn Anh nói.

 



Theo Dương Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.