Nỗ lực đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, huyện Kbang đã dần đẩy lùi những hủ tục nói trên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Nhức nhối nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Trong ngôi nhà nhỏ lọt thỏm giữa rẫy mía, chị Đinh Thị Mắch (SN 2000, trú tại làng Kuk, xã Tơ Tung) cho hay: Chị đã làm vợ, làm mẹ được 3 năm. Thời điểm lấy chồng, chị tròn 17 tuổi. Biết chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nhưng thấy các bạn đồng trang lứa ai nấy đều yên bề gia thất, lại được gia đình ủng hộ nên chị quyết định “bắt” anh Đinh A Nghi (SN 1995, người cùng làng) làm chồng. Cuộc sống sau hôn nhân hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ hai bên. Cuối năm 2019, vợ chồng chị ra ở riêng và được cha mẹ dựng tạm cho ngôi nhà. Đầu tháng 5-2020, vợ chồng chị mới đi đăng ký kết hôn, làm sổ hộ khẩu.
Đinh Thị Alay (SN 2004, trú tại làng Bôn, xã Lơ Ku) thì lại làm vợ khi mới 15 tuổi. Alay đưa ra lý do đã mang thai để cha mẹ phải đồng ý cho mình “bắt” Đinh Krâu (SN 2000, người cùng làng) về làm chồng. Alay tâm sự: “Gia đình nghèo không có tiền đi học. Tốt nghiệp THCS, em và Krâu thương nhau nhưng cha mẹ phản đối, em đành phải nói dối là đã có thai. Cuối năm 2019, cha mẹ tổ chức đám cưới cho chúng em theo phong tục truyền thống, khi nào đủ tuổi rồi đi đăng ký kết hôn”.  
Cán bộ xã Tơ Tung (huyện Kbang) tuyên truyền pháp luật cho vợ chồng chị Đinh Thị Mắch. Ảnh: N.M
Cán bộ xã Tơ Tung (huyện Kbang) tuyên truyền pháp luật cho vợ chồng chị Đinh Thị Mắch. Ảnh: N.M
Không chỉ có nạn tảo hôn, tại làng Bôn cũng từng có trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Ông Đinh Liếc-Bí thư chi bộ-kể: “Cách đây hơn 10 năm, có một cặp dì lấy cháu. Người dì sinh năm 1977 còn đứa cháu sinh năm 1983. Biết người dì thường xuyên rủ cháu ra rẫy ngủ, gia đình, họ hàng phản đối quyết liệt nhưng cả hai không nghe, cố tình đến với nhau. Sau đó, cặp đôi này bị đuổi ra khỏi làng. Từ đó đến nay, làng không có cặp nào lấy nhau cận huyết thống”. 
Nói về nguyên nhân của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, bà Nguyễn Thị Huyền-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kbang-cho rằng, một phần là do trình độ dân trí và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế; phần nữa là việc thực thi pháp luật chưa nghiêm trong quản lý, đăng ký kết hôn ở vùng DTTS, các chế tài xử phạt vi phạm trong hôn nhân chưa đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe. “Nhằm góp phần đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, huyện đã triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2015-2020”; xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện đề án; đồng thời chỉ đạo thành lập các Ban chỉ đạo cấp xã và lấy xã Krong làm điểm”-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kbang nói.  
Chung tay đẩy lùi hủ tục
Theo thống kê, từ năm 2015 đến tháng 3-2020, huyện Kbang có 316 cặp tảo hôn và 3 cặp cận huyết thống, tập trung ở các xã như Tơ Tung, Lơ Ku, Đak Rong, Kon Pne và Krong. 

Ông Nguyễn Văn Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang: Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương và phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, người có uy tín; nhân rộng mô hình về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhằm giáo dục, răn đe…

Ông Đỗ Công Trúc-Chủ tịch UBND xã Krong-cho hay: Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, từ năm 2016 đến nay, UBND xã đã phối hợp với MTTQ, các ban ngành, đoàn thể của xã tổ chức 26 đợt tuyên truyền với 14.842 lượt người tham gia; cung cấp sổ tay phổ biến, tuyên truyền pháp luật ở khu dân cư do Sở Tư pháp cấp cho các thôn, làng.

Cán bộ Ủy ban MTTQ xã Lơ Ku trò chuyện với vợ chồng Đinh Thị Alay (bên phải_ làng Bôn).  Ảnh: N.M
Cán bộ Ủy ban MTTQ xã Lơ Ku trò chuyện với vợ chồng Đinh Thị Alay (bên phải-làng Bôn). Ảnh: N.M
Còn bà Bàn Thị Thu-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Lơ Ku-chia sẻ: “Cùng với xử phạt hành chính 750 ngàn đồng/vụ tảo hôn, hàng năm, xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền nội dung liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, Luật Hôn nhân và Gia đình tại các thôn, làng. Quy định rõ trong quy ước, hương ước của làng về việc đảng viên, cán bộ thôn, làng không tham dự đám cưới tảo hôn; vận động người uy tín trong làng không làm mai mối cho những cặp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...”. 
Các hội, đoàn thể của huyện cũng có nhiều hoạt động đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Bà Phạm Thị Mỹ Nương-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện-cho hay: Từ năm 2018 đến nay, Hội đã thành lập được 7 Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại những thôn, làng trước đó có nạn tảo hôn cao; tăng cường tuyên truyền, trong đó nhấn mạnh vào những hệ lụy do tảo hôn gây ra như ảnh hưởng tới sức khỏe, giống nòi, tuổi thọ, gây ra đói nghèo, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, Hội thường xuyên vận động hội viên, phụ nữ người DTTS xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới hỏi”.
Sau 5 năm tích cực thực hiện Quyết định số 498 của Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS tại huyện Kbang đã được kéo giảm. “Nếu giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ tảo hôn chiếm 9-12% thì giai đoạn 2018-2019 giảm xuống còn 6-7%. Năm 2015 có 66 cặp thì năm 2019 chỉ còn 43 cặp. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay, hôn nhân cận huyết thống được xóa bỏ hoàn toàn”-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kbang thông tin.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.