Chuyện thường ngày: Ngăn đàn ông bạo hành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cậu bé 16 tuổi chiều nào cũng chạy bộ cùng tôi ngoài Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) để chuẩn bị tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh sắp tới. Ở tuổi trăng non, cậu luôn ríu rít như một chú chim. Có hôm, cậu còn bị tôi nạt: “Đàn ông con trai mà nói nhiều quá”. Vậy mà cả tuần rồi, chú chim non ấy bỗng trở nên ủ rũ, không còn hào hứng kể chuyện như thường ngày. Tôi gặng hỏi thì cậu bé thổ lộ: “Ba em ngày nào cũng đánh đập mẹ, hôm nào đi nhậu về càng gây sự nhiều hơn. Em thấy thương mẹ quá mà không biết phải làm sao. Hôm vừa rồi vì không chịu nổi ba đánh đập mẹ vô cớ, em đã cãi hỗn. Ba còn dọa giết em. Biết ba nói lúc đang nóng giận nhưng em thấy sợ hãi”.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Học trò của chị gái tôi có lần tâm sự, sở dĩ em học hành sa sút cũng bởi luôn căng thẳng vì sợ bố đánh mẹ. Em học trò ấy còn kể, có lần, sau khi cãi nhau to, bố em đã đánh mẹ một trận “thừa sống thiếu chết”. Đỉnh điểm là ông ta còn cắt đứt một phần tai vợ. “Mấy chị em em đưa mẹ lên trạm y tế xã để khâu vết thương nhưng phải nói dối là mẹ bị ngã. Em vừa sợ hãi vừa xấu hổ vì sợ người ta biết chuyện”-em kể chuyện cũ mà vẫn chưa hết kinh hoàng.
Đàn ông bạo hành là chuyện “xưa như trái đất”, diễn ra hàng ngày, hàng giờ bất kể ở nông thôn hay thành thị, bất kể thành phần, học vấn. Nhưng có bao nhiêu gia đình đang gánh chịu nạn bạo hành đến giờ vẫn là con số khó xác định dù hàng năm các tổ chức xã hội có làm thống kê. Dù truyền thông, xã hội lên án nhưng nạn bạo hành vẫn diễn ra. Có biết bao người phụ nữ vẫn phải cắn răng gánh chịu những trận đòn được trút xuống bởi người được gọi là “chồng”, là “bạn đời” chỉ cốt để giữ cho cửa nhà được yên ấm.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và một số địa phương từ lâu đã lập đường dây nóng để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp bị bạo hành. Nhưng dường như có rất ít cuộc gọi đến. Không ít tổ hòa giải được thành lập cũng không có nhiều việc để làm. Không phải vì bạo hành không còn, phụ nữ không cần được giúp đỡ mà “sợi dây đạo đức” trói buộc tâm lý của người trong cuộc: sợ điều tiếng. Tôi từng viết bài về một tổ hòa giải như vậy ở một địa phương. Thú thực, tôi không tin lắm vào phương pháp này có thể đẩy lùi nạn bạo hành một khi người trong cuộc không vùng dậy đấu tranh. Một thành viên tổ hòa giải từng kể rằng, có gia đình kia, anh chồng là bộ đội thường xuyên đánh vợ nhưng người vợ không dám kể với ai chuyện bị bạo hành vì sợ ảnh hưởng đến công tác của chồng. Chính những người hàng xóm đã phải đứng ra cầu cứu giúp chị. Tổ hòa giải cử người đến nói chuyện một vài lần, tưởng đâu chuyện được giải quyết vì anh chồng tỏ thái độ rất hợp tác, hiểu ra cái sai. Nhưng sau đó, mọi chuyện còn tồi tệ hơn. Thành viên này kể: “Tôi không lý giải được về mặt khoa học nhưng hình như những người đã đánh vợ thì họ rất khó từ bỏ hành vi này. Chúng tôi muốn đấu tranh để bảo vệ phụ nữ, đẩy lùi nạn bạo hành nhưng chỉ nói suông thì không thể, mà luật pháp lại rất khó can thiệp. Đặc biệt, phụ nữ vẫn có tâm lý chung là giấu nhẹm chuyện gia đình để đỡ phải “xấu chàng hổ ai”. Một khi người trong cuộc vẫn còn mang nặng tâm lý này thì sẽ còn rất khó khăn để đẩy lùi”.
Còn tâm lý những đứa trẻ sẽ như thế nào nếu chứng kiến nạn bạo hành trong gia đình chắc không cần phải nói nhiều. Chúng sợ hãi, xấu hổ, học hành sa sút, thậm chí nặng hơn có thể trầm cảm. Ai có thể hiểu được, đong đếm được mức độ tổn thương của những đứa trẻ này. Vì vậy, những người phụ nữ muốn bảo vệ bản thân, bảo vệ những đứa con và thay đổi hình ảnh xấu xí của một bộ phận đàn ông Việt thì đừng ngại lên tiếng. Vì chỉ có tiếng nói, sự đấu tranh của chính người trong cuộc mới có sức nặng quyết định biện pháp khác để cùng bảo vệ phụ nữ một cách hiệu quả.
MINH CHÂU

Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:

 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy

 - App Store: https://apple.co/2W9SmGa

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.