Sự cố khó quên của các chàng rể đi chúc Tết bố mẹ vợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã cẩn thận đánh dấu riêng phong bao mừng tuổi bố mẹ vợ mà cuối cùng anh Thành vẫn đưa nhầm cho đứa cháu.
Chuyện xảy ra từ chiều mồng một Tết nhưng đến giờ anh Thành 40 tuổi, sống ở quận Đống Đa, Hà Nội nghĩ lại vẫn còn cảm giác hơi xấu hổ. Trước Tết, anh chỉ tặng bố mẹ vợ một cành đào rừng do tự tay anh mang từ Mộc Châu xuống, vì thế anh định bụng sẽ mừng tuổi ông bà mỗi người một tờ xanh 100 đô. Trước khi đến chúc Tết ông bà nhạc, anh chuẩn bị sẵn mấy bao lì xì, tuy đều màu đỏ nhưng hoa văn khác nhau để phân biệt. Ngoài hai cái mừng tuổi riêng bố mẹ vợ, anh còn một tập nhét những tờ 100.000 đồng để lì xì các cháu trong họ và 50.000 đồng để lì xì bọn trẻ hàng xóm sang chơi như hướng dẫn của vợ. Mọi năm, anh chỉ chịu trách nhiệm mừng tuổi bố mẹ vợ nhưng năm nay, chị đang đi học một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày ở nước ngoài nên anh phải đảm trách nốt việc mừng tuổi bọn trẻ.
Đến nhà bố mẹ vợ, anh hào hứng rút hai phong bao giống hệt nhau mừng tuổi ông bà. Sau đó là phân phát cho lũ nhỏ. Xong nhiệm vụ, anh cảm thấy thật nhẹ lòng. Trong lúc anh đang say sưa chém gió với cậu em vợ và bố vợ thì con gái anh ra ôm cổ bố thì thầm: “Em Tí bảo năm nay bố mừng tuổi đồng tiền gì kỳ quá, không tiêu được nên em ấy đổi cho mợ Hương lấy tiền Việt Nam rồi”. Lúc này, anh Thành mới giật mình, vào nhà vệ sinh bổ sung thêm hai phong bao 4 tờ 500.000 đồng vì đã hết tiền ngoại để mừng tuổi lại bố mẹ vợ, nhưng ông bà nhất định không chịu nhận thêm.
Ảnh minh họa: Quartz
Ảnh minh họa: Quartz
Anh Dũng, 30 tuổi, thành phố Thái Bình thì không khỏi rầu lòng khi đến nhà bố mẹ vợ chúc Tết, thấy cây quất anh mang tặng ông bà đã có nhiều cành và quả héo rũ. "Tôi đi mua cây lúc chiều tối 27 Tết, vào tận vườn cứ tưởng được cây đẹp. Ai ngờ, họ lấy keo gắn thêm cành và quả bên ngoài vào". Trong khi anh đang ngượng chín mặt vì món quà không như ý thì thằng con cứ liên tục "dìm hàng" bố: "Sao năm nay cây quất nhà ông ngoại xấu thế. Ông mua phải cây dỏm rồi. Ông không tưới hay sao mà nó héo nhanh thế?".
Chuyến chúc Tết bố mẹ vợ của anh Hùng, 27 tuổi, quận Phú Nhuận, TP HCM năm nay diễn ra suôn sẻ nhưng anh vẫn không khỏi run run khi nhớ lại Tết năm ngoái - năm đầu tiên anh có bố mẹ vợ. Trong bữa tiệc đầu năm, chàng rể mới lóng ngóng làm đổ ngay ly rượu nho vào phần màu sáng của chiếc thảm trải sàn. Anh luống cuống cúi xuống lau sàn, lúc đứng dậy đập ngay đầu vào thành bàn, đau điếng. May mà mẹ vợ chữa ngượng cho anh: "Không sao, đổ rượu là may mà". Thật không ngờ, tháng 11 vừa qua, bố vợ anh trúng giải đặc biệt của xổ số truyền thống, được hai tỷ. Tết năm nay, bị bố vợ đùa: "Hùng làm sao lại đổ rượu nữa đi", anh chỉ biết cười ngượng.
Trong khi đa số các bà vợ muốn cùng chồng về ngoại ăn Tết thì chị Phương, 33 tuổi, sống tại quận 8, TP HCM lại chỉ muốn chồng đưa mẹ con chị tới nhà, chào bố mẹ vợ xong rồi quay lại thành phố. Thế nhưng anh Tùng (33 tuổi) thì lúc nào cũng háo hức về ngoại và ở lỳ đến hết Tết vì... nhậu say quá không về nổi. Qua 6 năm đón Tết cùng nhau, chỉ một năm bé Mít chưa đầy tháng nên anh chị không về Lâm Đồng, thì Tết nào anh cũng say từ nhà bố vợ sang nhà các anh chị vợ.
"Tết năm ngoái chúng tôi dự định mồng 4 quay trở lại thành phố mà mồng 6 mới đi được, vì còn chờ ông ấy tỉnh rượu hẳn, mất hết cả tiền mừng tuổi đầu năm mới của công ty", chị Phương kể. "Còn năm nay, ngay chiều mồng một ông ấy đã nằm ăn vạ ở phòng khách nhà bố mẹ vợ. Mấy lần zô zô với bố vợ và các anh em đồng hao là chồng tôi đã say xỉn rồi chiếm luôn cái ghế sofa. Cũng may bố tôi cũng say rồi đóng cửa đi ngủ nên không trách móc con rể".
Trong khi chị Phương nhớ rất rõ hình ảnh chồng mình nghẹo đầu ngủ, miệng ngáy o o bất cứ đâu mỗi khi say xỉn thì anh Tùng chả nhớ mình đã làm gì khi về ngoại ăn Tết. “Tôi chỉ biết là mình đã rất vui. Bình thường, tôi không dám uống đến say, chỉ có ngày Tết về quê vợ, mọi người đều thân thiện nên mới dám buông thả bản thân thế", anh Tùng giải thích.
Ảnh minh họa: Naturalnews
Ảnh minh họa: Naturalnews
Chị Hiền 32 tuổi, sống tại quận Bình Thạnh, TP HCM cũng lo ngay ngáy mỗi khi dẫn chồng về nhà bố mẹ đẻ ở quận 7 chúc Tết. Trong hẻm nhà bố mẹ chị, Tết năm nào cũng xuất hiện vài nhóm chơi bài ăn tiền, thu hút rất đông người đi qua vào chơi theo. Chị Hiền để ý, từ ngày cưới (năm 2012) đến giờ, lần nào đến chúc Tết bố mẹ vợ, chồng chị cũng mất tích năm mười phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ. Hóa ra là anh chui vào đám chơi bài. Đầu tiên là tò mò xem, sau đó là rút tiền ra chơi. Năm nay, chồng chị thua hết 3 triệu, sau đó bí mật vay tiền mừng tuổi của con, thua thêm 2 triệu nữa. "Đúng lúc chồng tôi đang cay cú vì thua thêm thì bố tôi đi ngang qua, ông chồng mặt từ đỏ chuyển sang tái mét", chị Hiền kể và nói thêm, "Để tránh chồng gặp môi trường rồi sinh hư, năm nay, tôi đã lên lên kế hoạch cho cả gia đình đi du lịch từ mồng 2".
Kim Anh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Dạy con không đòn roi

Dạy con không đòn roi

Nhìn cách tôi bắt đứa con trai đứng ở góc tường tự suy nghĩ về lỗi lầm mình vừa phạm phải, bà ngoại ở ngoài chỉ biết cười. Ban đầu, bà còn nghĩ cho nó vài cái roi vào mông là xong, nhưng qua vài lần thấy tôi phạt con như thế, bà có suy nghĩ khác.
Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

Gia Lai: Nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc

(GLO)- Công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Gia Lai đạt được những kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.
Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

Từ bỏ nếp nghĩ cũ để sống tích cực

(GLO)- Trong khi tỷ lệ tảo hôn tại một số vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh còn ở mức cao thì nhiều nơi đã xóa bỏ triệt để hủ tục này. Từ chỗ suy nghĩ khác với quan niệm cũ, nhiều phụ nữ đã vươn lên để có cuộc sống và công việc ổn định. Đây là tiền đề vững chắc để Gia Lai từng bước đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn tảo hôn.
“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Điểm tựa” của phụ nữ bị bạo lực gia đình

(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, mô hình “Địa chỉ tin cậy” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ hỗ trợ kịp thời những phụ nữ bị bạo hành có nơi tạm lánh, động viên, chia sẻ và tháo gỡ bất hòa, mô hình còn giúp chị em bổ sung kiến thức và kỹ năng phòng-chống bạo lực gia đình.
Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ

(GLO)- Đêm qua, chuẩn bị đến giờ đi ngủ thì 2 con tôi đồng thanh nói: “Con muốn lên tầng 15 chơi với chị Jun”. Tôi không đồng ý vì đã muộn rồi. Còn ông xã tôi thì hỏi: “Vì sao con lại muốn lên giờ này?”. Con đáp: “Lúc chiều, con đi cùng thang máy với mẹ của chị Jun. Cô ấy cho con bánh và kể chị Jun bị sốt, con muốn lên thăm”. Tôi hứa với các con sáng mai sẽ cho lên chơi, nếu mẹ chị Jun đồng ý.