Sáng mãi con đường huyền thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tròn 60 năm chúng ta kỷ niệm Ngày mở tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Cùng với các hoạt động kỷ niệm, cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức một lần nữa làm sáng lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, ý nghĩa và vai trò đặc biệt của tuyến đường huyền thoại chi viện cho “miền Nam ruột thịt” đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Tuyến đường huyền thoại

Sự ra đời của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển xuất phát từ yêu cầu vận chuyển con người, vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam, mà đường bộ lúc đó chưa thể đáp ứng. Do đó, ngày 23-10-1961, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập Đoàn 759 làm nhiệm vụ vận tải chiến lược trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam. Ngày 23-10 từ đó trở thành Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.

Lịch sử chiến tranh cách mạng ghi lại, sau gần 4 năm vượt qua với biết bao gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ trên những con tàu không số đã vận chuyển được 4.920 tấn hàng hóa, vũ khí. Trong đó, Cà Mau tiếp nhận 47 chuyến, Bến Tre 19 chuyến, Trà Vinh 13 chuyến, còn lại là Khu 7, giúp cách mạng miền Nam có vũ khí, trang bị kỹ thuật cùng với đẩy mạnh phát động các mặt trận, các thứ quân tiến hành chiến tranh, góp phần vào thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những con tàu không số của đường Hồ Chí Minh trên biển  Tư liệu
Những con tàu không số của đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Tư liệu/TNO
Thực hiện Chương trình 5552/CTr-ĐU-TH  ngày 17-5-2010 của Tỉnh ủy với Đảng ủy Quân chủng Hải quân về phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền biển, đảo, nội dung hoạt động giữa 2 đơn vị đã được triển khai và mang lại kết quả nổi bật. Nhiều hoạt động và hình thức tuyên truyền pháp luật liên quan đến biển, đảo tổ chức trên địa bàn tỉnh thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham gia. Từ chương trình phối hợp, hàng trăm lượt lãnh đạo các cấp trong tỉnh ra thăm các đảo, nhà giàn; hàng trăm lượt phóng viên truyền hình, báo chí ra Trường Sa, các đảo tiền tiêu của Tổ quốc để phản ánh sinh hoạt mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tình cảm của đất liền đối với các đảo và ngược lại. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã nhận phụng dưỡng 10 Mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn tỉnh (hiện 2 mẹ đã mất); hàng năm xây tặng Gia Lai 3 ngôi nhà tình nghĩa (80 triệu đồng/nhà), thăm hỏi và tặng hàng chục suất quà dịp lễ, Tết, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học.

Kể từ khi được thành lập, tổng cộng có 168 con tàu không số làm nhiệm vụ từ năm 1966 đến năm 1972, trong đó có 8 tàu buộc phải phá hủy để xóa dấu vết nhằm bảo đảm bí mật tuyệt đối của tuyến đường huyết mạch và 117 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Với tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của một tuyến đường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đánh giá đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện đầy đủ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là biểu tượng cho tình cảm, trí tuệ của dân tộc ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.

Nhằm củng cố, ôn lại truyền thống và chiến công vẻ vang của cán bộ, chiến sĩ trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, hun đúc, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức cuộc thi ý nghĩa nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (diễn ra từ ngày 23-8 và kết thúc vào ngày 15-10-2021) với 2 tuần/kỳ, tất cả gồm có 4 kỳ. Với ý nghĩa to lớn đó, ngay sau khi phát động, cuộc thi đã thu hút sự tham gia đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nhiều tỉnh thành trong cả nước. Với hình thức trả lời các câu hỏi qua Trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai: http://www.thongtintuyengiaogialai.vn; Báo Gia Lai điện tử; gialaitv.vn và trang điện tử của các địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, sĩ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đều dễ dàng theo dõi, tham gia hưởng ứng cuộc thi.

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, ý nghĩa

Qua mỗi kỳ thi, 11 giải thưởng (gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích) đã được trao cho các thí sinh đạt thành tích tốt nhất sau khi trả lời 7 câu hỏi về nội dung và 1 câu hỏi dự đoán số người tham gia. Cùng với việc nhanh chóng thành lập Ban tổ chức cuộc thi, dự thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức họp báo, thống nhất ban hành thể lệ, thành lập Ban giám khảo, tổ ra đề, tổ thư ký, xây dựng hệ thống phần mềm thi trắc nghiệm online, nội dung câu hỏi và đáp án từng kỳ thi đảm bảo mục đích, yêu cầu, chặt chẽ, chính xác, kịp thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có công văn gửi Ban Tuyên giáo 62 tỉnh, thành và Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Mặt trận và đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành phối hợp tuyên truyền, tham gia. Qua đó, có 44 báo điện tử và trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh đã tuyên truyền, cập nhật, đưa tin kịp thời, đậm nét về kết quả cuộc thi.

 Cựu chiến binh tàu không số nói chuyện truyền thống với tuổi trẻ Quân chủng Hải quân tại Bảo tàng Hải quân, tháng 4-2021. Ảnh: Vũ Hưởng
Cựu chiến binh tàu không số nói chuyện truyền thống với tuổi trẻ Quân chủng Hải quân tại Bảo tàng Hải quân, tháng 4-2021. Ảnh: Vũ Hưởng


Là một trong những thí sinh quan tâm theo dõi và tham gia ngay khi cuộc thi mới phát động, cô Nguyễn Thị Phương Thanh-giáo viên Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (thị xã Ayun Pa) đã đạt giải nhì kỳ thi thứ nhất. Cô Thanh cho biết: Cuộc thi được tập thể giáo viên nhà trường hưởng ứng tích cực. Tham gia dự thi, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp hiểu rõ hơn chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, chúng tôi hiểu thêm về sự hình thành và giá trị lịch sử của đường Hồ Chí Minh trên biển. Có thể nói đây là sân chơi lớn tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức có dịp nâng cao kiến thức, khơi dậy lòng tự hào và tình yêu biển, đảo giàu đẹp, thiêng liêng của Tổ quốc.

Còn với Thượng úy Nguyễn Hồng Huy-cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Công an TP. Pleiku), giải nhất kỳ thi thứ nhì, cho rằng mình hào hứng tham gia cuộc thi trước tiên là bởi vẻ đẹp của những chiến công, tinh thần quả cảm, sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ đoàn tàu không số năm nào. Thượng úy Huy tâm sự: “Tôi đã dành thời gian tìm hiểu nhưng có cảm tưởng vẫn chưa hiểu hết về một con đường huyền thoại với những câu chuyện, nhân vật cũng thành huyền thoại. Do đó, tham gia cuộc thi với tôi như một nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hiểu biết hơn là giành giải thưởng. Tất nhiên được nhận thưởng, tôi rất vui, nhưng sâu xa là bồi bổ kiến thức cho bản thân, sau đó là trách nhiệm đối với một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng và giàu ý nghĩa”.

Chủ đề, nội dung cuộc thi bổ ích, hình thức mới mẻ và phù hợp. Vì vậy, thí sinh nhiều tỉnh thành hào hứng tham gia và đạt giải, góp phần vào thành công của cuộc thi. Kết quả, sau 4 kỳ thi đã có 755.872 lượt người ở 44 tỉnh, thành tham gia, trung bình có 188.968 lượt người/kỳ.

Tổng kết cuộc thi, đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban tổ chức cuộc thi-đánh giá: Lần đầu tiên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp tổ chức một cuộc thi lớn bằng hình thức online, phù hợp với điều kiện dịch bệnh đang xảy ra. Cuộc thi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp. Sự hưởng ứng và tích cực tham gia của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân với hàng trăm ngàn lượt người/kỳ đến từ các tỉnh, thành đã góp phần làm nên thành công và mục tiêu do Ban tổ chức đề ra. Chất lượng các kỳ thi có sự đồng đều và nâng cao. “Rõ ràng, cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm ôn lại lịch sử và truyền thống hào hùng của cán bộ, chiến sĩ gắn liền với con đường huyền thoại; kịp thời tôn vinh những tập thể, cá nhân tích cực tham gia hưởng ứng cuộc thi và đạt kết quả tốt; lan tỏa mạnh mẽ giá trị và thông điệp ý nghĩa về lịch sử một tuyến đường đặc biệt và chiến công hào hùng của cha anh trong cuộc sống hôm nay”-Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đúc kết.


Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, sáng 21-10, đoàn công tác của Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Ayun Pa đã đến thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Trần Minh Lương (tổ 1, phường Đoàn Kết). Ông Lương từng tham gia vận chuyển hàng hóa, vũ khí cho chiến trường miền Nam trên đoàn tàu không số và hy sinh vào năm 1970.

NGUYỄN SANG
 

THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.