Chuyện hai "nữ thủ lĩnh" ở Ia Krai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Cả 2 nữ già làng: Rơ Châm Phyah (làng Tung Breng) và Puih Phyim (làng Dọch Tung) từng là cán bộ xã, rất có uy tín với người dân. Khi trở thành già làng, cả 2 tiếp tục có nhiều đóng góp trong việc tập hợp khối đại đoàn kết và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”-ông Nguyễn Đức Tấn-Chủ tịch UBND xã Ia Krai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) khẳng định.
1. Năm 2013, khi già làng tiền nhiệm, cũng chính là chồng mình qua đời, bà Rơ Châm Phyah được dân làng Tung Breng tín nhiệm bầu thay thế vị trí này. Việc bầu nữ giới làm “thủ lĩnh tinh thần” đã phá vỡ truyền thống từ trước đến nay của làng. Nhưng để tìm một người hiểu biết rộng, nói năng lưu loát và đủ uy tín lúc bấy giờ có lẽ không ai hơn bà. Vì vậy, tại cuộc họp làng để tìm người kế vị, bà đã nhận được sự ủng hộ của đại đa số hộ dân. Số ít phản đối là người lớn tuổi, chưa vượt qua được lệ tục và định kiến. Không giải thích hay phân trần, bà Phyah dùng sự gương mẫu trong cuộc sống lẫn công việc và luôn nhất quán “nói đi đôi với làm” để chứng minh. Trước hết, về gia đình, bà dạy các con yêu thương lẫn nhau và cố gắng học tập, lao động. Con gái bà giờ 1 người là bác sĩ, 1 người làm Bí thư Đoàn xã; 2 người còn lại chăm chỉ làm ăn nên kinh tế gia đình khá giả.  
Đối với việc làng, điều bà luôn trăn trở là làm thay đổi nhận thức của người dân để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống. Bà tuyên truyền, vận động các gia đình không để xảy ra tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; nhắc nhở gia đình trẻ thực hiện chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình, không sinh đông, sinh dày để nuôi dạy con cái cho tốt. Đặc biệt, hiểu rõ tập quán sinh hoạt của người dân nên bà đến từng nhà gặp gỡ, vận động di dời nhà cửa lên chỗ cao, gần đường đi thay vì cứ ở sâu phía sau; không bán đất sản xuất; làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm ra xa nhà...
Nói đến nữ già làng Phyah không thể không nhắc đến việc bà tích cực tuyên truyền, vận động người dân vào làm công nhân Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15). Để vận động 30 người vào làm công nhân như hiện nay, bà đã phải kiên trì đến vài năm. Chia sẻ về điều này, bà nói: “Trong các cuộc họp, tôi phân tích, con người đi đâu phải có áo mặc, có mũ, có dép, nếu không sẽ bị lạnh. Mà muốn có được thì phải chịu khó lao động sản xuất. Khi làm, lòng mình bền, tay chân mình cứng, đầu mình vững thì không sợ bị trách phạt. Mình làm việc ở công ty, có tổ chức, có lương, có chế độ khi đau ốm…”. “Mưa dầm thấm lâu”, 1 người, rồi 10 người và hiện tại là 30 người trong làng đăng ký làm công nhân trong Công ty. Thông qua nữ thủ lĩnh Phyah, mối quan hệ giữa làng với Đội 1 cũng gắn kết chặt chẽ. Công ty hỗ trợ làng làm giọt nước, sửa chữa nhà rông, giúp đỡ một số hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Từng cùng chồng tham gia hòa giải các vụ mâu thuẫn, xích mích trong làng, vì vậy, bà cho rằng, nữ già làng cũng có những ưu thế nhất định, đó là sự mềm mỏng và nhẫn nại. “Có nhiều vụ việc nếu không khéo, không đủ kiên nhẫn sẽ không giải quyết thành công. Mà tính tôi đã làm gì là phải làm cho xong, không để dây dưa, kéo dài”-già làng Phyah quả quyết.
Bà Rơ Châm Phyah (bìa trái) và bà Puih Phyim. Ảnh: Anh Huy
Bà Rơ Châm Phyah (bìa trái) và bà Puih Phyim. Ảnh: Anh Huy
2. Bà Puih Phyim được xem là trường hợp hiếm hoi của xã vì đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò tại làng Dọch Tung: Bí thư Chi bộ (2010-2020), Trưởng thôn (từ năm 2018 đến nay) và già làng (từ năm 2015 đến nay). Bà Phyim trải lòng: “Tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái sau những năm tháng miệt mài công tác xã hội. Nhưng bà con thấy mình nói tốt, nói có lý, có tình, phân tích mọi việc rõ ràng nên tin tưởng. Vì vậy, tôi không thể chối từ”.
Nữ già làng đầu tiên ở Dọch Tung luôn nung nấu phải tạo sự chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của người dân. Sau khi nắm bắt nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bà đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, cây-con giống và vốn vay để phát triển sản xuất. Mặt khác, mỗi khi họp làng, bà đều tuyên truyền, vận động người dân cải tạo vườn tạp, tận dụng diện tích để trồng rau, trồng cây ăn quả. Bà khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi. “Thời gian đầu, người dân vẫn còn e ngại, sợ vay vốn rồi làm không hiệu quả, trả không được nợ. Tôi giải thích để bà con hiểu, nhu cầu bao nhiêu thì vay bấy nhiêu và sử dụng nguồn vốn vay cho đúng mục đích. Mình có đất đai, có sức khỏe, chỉ cần chịu khó, kinh tế ắt sẽ mạnh, không việc gì phải sợ”-bà Phyim nói.
“Miệng nói, tay làm”, bà trực tiếp xuống từng hộ vừa hướng dẫn, vừa kiểm tra. Nếu phát hiện gia đình nào sử dụng vốn vay sai mục đích, bà yêu cầu thu hồi ngay. Sự quyết liệt của nữ thủ lĩnh Puih Phyim từng bước giúp kéo giảm số hộ nghèo trong làng xuống còn 4 hộ. Đây là những hộ rất khó để cải thiện điều kiện kinh tế vì già yếu, tàn tật, neo đơn. Điển hình là gia đình chị Rơ Châm Alônh. Không chồng, chị Alônh phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ, trong đó có 1 cháu bị câm điếc bẩm sinh, tay chân bị tật. Cuộc sống vốn đã chật vật, vài năm trở lại đây, chị còn nuôi thêm người cô ruột gần 80 tuổi. “Già Phyim thường xuyên ghé nhà, lúc cho cái này, lúc cho cái kia. Có già động viên, giúp đỡ, mình có thêm động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống”-chị Alônh cảm kích.
Không biết đi xe gắn máy nhưng chẳng kể đêm ngày, mưa nắng, chỉ cần trong làng có việc, bà Phyim đều kịp thời có mặt. Nắm rõ luật pháp lẫn lệ làng, cộng với khả năng tuyên truyền, vận động, bà giải quyết, phân tích mọi việc hợp lý, hợp tình. Nữ già làng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xích mích trong gia đình đều xuất phát từ việc con cái, cha mẹ, vợ chồng cư xử thiếu tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, sau khi nắm bắt vấn đề, bà phân tích: Vợ chồng lấy nhau là để yêu thương, trân trọng, giúp đỡ nhau. Có việc gì cũng phải bàn bạc, thống nhất chứ tuyệt đối không được đánh đập, hành hung. Cha mẹ, con cái phải thuận hòa. Con cái phải lễ phép với cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ nghiêm khắc nhưng cũng phải khéo léo dạy bảo con chứ không được áp đặt hay chửi bới. Sự thấu tình, đạt lý ở nữ già làng tuổi 65 không chỉ giúp đời sống người dân cải thiện mà tình làng nghĩa xóm thêm khăng khít.    
PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.