Cựu chiến binh tiên phong trồng rau an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, gia đình anh Lê Văn Ngọc (46 tuổi, ở tổ 13, thị trấn Phú Thiện) đã có cuộc sống khá giả. Không những sản xuất kinh doanh giỏi, anh Ngọc còn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương.  
Ấp ủ ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp từ nhỏ nhưng do gia cảnh khó khăn nên chàng trai Lê Văn Ngọc phải dở dang việc học. Năm 1992, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương, anh Ngọc quyết tâm lập nghiệp từ sản xuất lúa nước và phát triển kinh tế vườn. Tận dụng nguồn nước dồi dào từ công trình thủy lợi Ayun Hạ, anh bỏ nhiều công sức phát dọn đất hoang, san lấp, cải tạo trồng lúa nước. Không ngại khó khổ, anh ngày đêm cần mẫn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để cải tạo đất làm ruộng, vườn. 2 năm sau, vợ chồng anh đã có hơn 1,5 ha lúa nước 2 vụ và khu vườn trên 1.000 m2 trồng nhiều loại rau như: rau cải, xà lách, đậu cô ve, dưa leo... Mùa nào thức nấy, vườn nhà anh lúc nào cũng có rau để bán. 
Cách đây 3 năm, nhận thấy nhu cầu rau xanh của người dân ngày càng tăng, nhất là rau sạch trên thị trường Phú Thiện gần như vắng bóng, anh Ngọc bắt đầu mày mò tìm hiểu thông tin để đầu tư. Ban đầu, anh bỏ gần 100 triệu đồng tiền tiết kiệm để thuê người làm đất trồng một số loại rau nhưng hiệu quả không cao. Vừa lúc đó, UBND thị trấn Phú Thiện có lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, trồng rau trong nhà lưới, anh liền đăng ký tham gia. Được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn tận tình và tổ chức thực nghiệm trên chính vườn rau nhà mình, anh Ngọc mới vỡ lẽ ra do mình làm mái che kín quá, rau không tiếp xúc đủ ánh nắng mặt trời nên khả năng quang hợp kém, chậm phát triển. Anh liền nhanh chóng thay tấm bạt phủ mái che nhà lưới bằng các tấm lưới chống nắng và quây lưới sáng xung quanh vườn rau đảm bảo ngăn ngừa sâu bọ xâm nhập phá hại. Trải qua vài lớp tập huấn khác về quy trình canh tác rau an toàn và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, lại được chính quyền hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trồng rau trong nhà lưới, anh Ngọc mở rộng quy mô nhà lưới lên hơn 3.000 m2, lớn nhất huyện Phú Thiện. Hiện nay, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường gần chục tấn rau xanh các loại. Bình quân mỗi năm, anh thu nhập hơn 300 triệu đồng từ việc trồng rau. 
 Anh Lê Văn Ngọc chăm sóc vườn rau an toàn của gia đình. Ảnh: Đ.P
Anh Lê Văn Ngọc chăm sóc vườn rau an toàn của gia đình. Ảnh: Đ.P
“Trồng rau an toàn trong nhà lưới phải tuyệt đối tuân thủ quy trình kỹ thuật, không phun thuốc trừ sâu, sau mỗi lứa rau phải vệ sinh vườn, diệt nấm mốc, vi khuẩn độc hại bằng các chế phẩm sinh học. Mỗi năm phủ lên đất một lớp trấu dày chừng 20 cm rồi đốt để dùng sức nóng của lửa diệt hết mầm bệnh, nấm mốc, sâu bọ gây hại trong đất, đồng thời có thêm mùn tro bổ sung dinh dưỡng cho đất. Làm la ghim như nuôi con mọn, nếu cần cù, chịu khó lao động thì đất sẽ không phụ công người”-anh Ngọc bày tỏ.
Thấy được hiệu quả từ mô hình trồng rau an toàn của anh Ngọc, hàng chục hộ nông dân ở thị trấn Phú Thiện đã tìm đến nhà anh để học hỏi kinh nghiệm, từ đó có được cuộc sống ổn định. Ngôi nhà của anh Ngọc hiện là địa chỉ mà các hộ trồng rau thường xuyên lui tới để trao đổi kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho rau. 
Nhận xét về anh Ngọc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Phú Thiện Vũ Văn Đồng không tiếc lời ngợi khen: “Gia đình anh Lê Văn Ngọc luôn có ý chí vươn lên để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất rau sạch. Anh luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức, kỹ năng trồng rau, nhờ vậy mà thành công với mô hình sản xuất hiệu quả. Bản thân anh Ngọc và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các phong trào thi đua do Hội Cựu chiến binh phát động”.
 ĐỨC PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.