Cần một chiến lược tổng thể, dài hạn cho vấn đề xâm hại trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến giữa tháng 5 này chính phủ các nước trên thế giới đã cấp tổng cộng 123 tỷ USD hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua cuộc khủng hoảng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

 

Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)




Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng 27/5, cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, nhiều đại biểu nêu lên thực trạng, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường internet, mạng xã hội.

Xâm hại trẻ em trên mạng để lại hậu quả nặng nề

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), với sự phát triển của internet, mạng xã hội thì trẻ em đã trở thành những "công dân số" từ rất sớm; đồng thời mạng xã hội thay đổi cách thức kết bạn, sự giao tiếp với xã hội của các em cũng như trẻ em có nhiều mối quan hệ trên mạng.

"Không thể phủ nhận vai trò của internet, mạng xã hội đối với trẻ em, mang đến nhiều cơ hội học tập mở mang kiến thức giải trí, nhất là với những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Nhưng những tác động xấu, mặt trái của môi trường mạng đang đặt ra nhiều nguy cơ rủi ro cho trẻ" - đại biểu phân tích.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy dẫn chứng số liệu mỗi ngày có hơn 720 nghìn hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng với hầu hết là các hình ảnh bạo lực, xâm hại tình dục. Kết quả khảo sát cho thấy, cứ 4 trẻ được khảo sát thì có một trẻ chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội. Có tới 1/3 số trẻ cho biết, các em từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng và số trẻ em gái bị bắt nạt thì cao gấp 3 lần số trẻ em nam...

"Về thủ đoạn phạm tội, nghiên cứu các vụ án cho thấy, với công nghệ, mạng internet, chưa bao giờ việc tiếp cận với trẻ em và xâm hại trẻ em lại dễ dàng như hiện nay. Đồng thời, hậu quả xảy ra khi trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng để lại hậu quả lớn hơn rất nhiều so với các vụ xâm hại ở ngoài xã hội. Nếu như các vụ xâm hại ở ngoài xã hội chỉ có một vài người chứng kiến, nhưng bị đưa lên mạng thì hình ảnh xâm hại có thể theo các em suốt cuộc đời" - đại biểu Nguyễn Thị Thủy nói. Bên cạnh đó, điều nguy hiểm hơn là việc các đối tượng xấu dụ dỗ, sử dụng hình ảnh nhạy cảm của trẻ em để phát tán và trục lợi.

Việc nghiên cứu các vụ án cho thấy, thủ đoạn mà các đối tượng thường dùng là thiết lập các phòng trò chuyện ảo, tham gia các trang web, các diễn đàn trên mạng để tìm kiếm trẻ em và từ đó gửi tin nhắn, lời thoại làm quen. Các đối tượng này luôn lấy tên tuổi, hình ảnh tích cực và tạo ấn tượng ban đầu với các em là người có học thức, có cuộc sống khá giả, hiểu tâm lý, sở thích của trẻ em và luôn sẵn sàng chia sẻ.

Và sau một thời gian trò chuyện, các đối tượng chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang chủ đề về giới, về tình dục và lôi kéo trẻ cùng xem phim, xem các hình ảnh khiêu dâm trên mạng. Bước tiếp theo nữa chúng là dụ dỗ trẻ phơi bày các bộ phận cơ thể, tạo dáng biểu diễn tình dục trước máy quay. Khi đã có được những hình ảnh của trẻ, các đối tượng ép cá em phải quan hệ tình dục với chúng nếu không chúng sẽ phát tán các hình ảnh nhạy cảm lên mạng. Nhiều đối tượng còn sử dụng những hình ảnh này để trục lợi, kiếm tiền trên internet, mạng xã hội.

Từ những phân tích trên, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đưa ra các kiến nghị về việc trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng cho trẻ em. Đại biểu này kiến nghị các bậc phụ huynh cần dành thời gian thỏa đáng để hướng dẫn con, em sử dụng mạng an toàn và hướng cho các em trở thành công dân có trách nhiệm trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giảng dạy kỹ năng trên môi trường mạng vào giờ học tin học; kiến nghị Bộ Công an thông tin đầy đủ các phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này để trẻ em và gia đình đề cao cảnh giác, đồng thời tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, xử lý từ sớm.

Cần một chiến lược tổng thể, dài hạn

Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) cũng đồng tình cho rằng các hành vi xâm hại trên môi trường mạng có tác động lớn hơn đối với trên môi trường khác và ngoài đời thực. Trong khi đó, pháp luật về vấn đề này vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; vai trò, hiệu quả chưa cao của các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý, quản lý; các công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng chưa được phổ biến, hướng dẫn, tập huấn đầy đủ về trách nhiệm, cách xử lý kịp thời, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, nên khi có sự việc xảy ra chưa chủ động phát hiện, cảnh báo, hạn chế sự phát tán trên môi trường mạng.

Từ đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ xây dựng chiến lược dài hạn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, tăng cường hợp tác quốc tế; phân công cụ thể đơn vị chủ trì ở Trung ương chịu trách nhiệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm điều phối, thúc đẩy hợp tác của các cơ quan. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật để đảm bảo có đủ hành lang pháp lý, quản lý chặt chẽ với hoạt động cung cấp dịch vụ internet, hoạt động quảng cáo, mạng xã hội... liên quan trẻ em trên môi trường mạng nhằm phù hợp với độ tuổi.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... tổ chức các chương trình truyền thông giúp trẻ em có những kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, nhà trường, gia đình để giúp các em nhận biết; cảnh báo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin về những nội dung không phù hợp với trẻ em; tăng cường vai trò của các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc tạo dựng một môi trường mạng an toàn cho trẻ em.

Theo Xuân Tùng-Diệp Trương (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.