Từ Chiến dịch Mùa xuân 1975: "Thần tốc, táo bạo" trong phát triển đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Nếu trong Chiến dịch Mùa xuân 1975, chúng ta thực hiện phương châm “thần tốc, táo bạo” trong hành tiến, tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm, hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy làm chủ địa bàn, thì ngày nay chúng ta có thể vận dụng có chọn lọc phương châm này để phát triển đất nước nhanh, bền vững, sao cho đảm bảo phát triển ngày hôm nay không làm tổn hại đến phát triển trong tương lai", Thiếu tướng, GS Nguyễn Hồng Quân - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2020), nhìn nhận về những giá trị đặc sắc của sự kiện lịch sử này với công cuộc phát triển đất nước hiện nay, phóng viên Báo NTNN/Dân Việt đã trao đổi với Thiếu tướng, GS Nguyễn Hồng Quân - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
Điều đặc biệt của lịch sử
Thưa Thiếu tướng, đánh giá về đại thắng của Chiến dịch Mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, một trong những điểm nhấn và bài học lớn góp phần làm nên sự kiện lịch sử đó là phương châm đánh giặc “thần tốc, táo bạo, quyết thắng”. Ông suy nghĩ gì về bài học này?
- Tháng 1/1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút quân khỏi Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa mất chỗ dựa trực tiếp về sức mạnh chính trị và quân sự. Từ cuối 1974, cục diện chiến tranh chuyển biến mạnh có lợi cho ta.
Trong hai năm 1974-1975, ta lần lượt thành lập các quân đoàn chủ lực, giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (13/12/1974 - 6/1/1975) uy hiếp phía bắc Sài Gòn; cách mạng ở thế thắng, thế chủ động và tiến lên; Ta đẩy mạnh đánh địch khắp nơi, làm cho chúng tiếp tục suy yếu và bị động.
Xe tăng quân Giải phóng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Xe tăng quân Giải phóng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Nội bộ Mỹ gặp khó khăn, tháng 10/1974 Quốc hội Mỹ ra nghị quyết không cho phép Tổng thống đưa quân trở lại Việt Nam, cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa, do vậy, Mỹ khó có thể cứu vãn chế độ Sài Gòn khỏi sụp đổ.
Một số nước lớn tìm cách cản trở Việt Nam chiến thắng, nhưng thời điểm này chưa sẵn sàng hành động mạnh hơn. Đây là thời cơ thuận lợi nhất để chúng ta giành thắng lợi trọn vẹn. Lúc đầu, kế hoạch đặt ra của chúng ta là giải phóng trong hai năm 1975 – 1976, sau đó rút xuống còn một năm (trong năm 1975) và cuối cùng là rút xuống còn 5 tháng, “tốt nhất là trong tháng 4/1975, không thể để chậm”.
Để bảo đảm thắng lợi lớn và nhanh chóng, Bộ Tổng Tư lệnh thành lập các cánh quân và tổ chức bảo đảm tác chiến chiến lược với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”.
“Thần tốc, mau lẹ” là một phương châm giành thắng lợi của Đảng ta khi thời cơ đến trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Xét toàn cục chiến tranh, trên cơ sở đánh địch lâu dài, từng bước, giành thắng lợi từng phần, Đảng ta luôn luôn năng động, sáng tạo và nắm vững thời cơ, tranh thủ thời gian để giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 chính là thực hiện đường lối và phương châm đó một cách đúng đắn và sáng tạo nhất.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ký bức điện được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân tham gia giải phóng miền Nam, nội dung: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ". 
Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương cũng như các tướng lĩnh chỉ huy trên chiến trường đã luôn theo sát tình hình, giải quyết thấu đáo các vấn đề chỉ đạo chiến lược, chọn đúng phương hướng, tiến công thần tốc, táo bạo và bất ngờ, xác định đúng hình thức tác chiến và cách đánh linh hoạt, phát hiện thời cơ sau mỗi trận, mỗi chiến dịch để đôn đốc thực hiện tốt việc tổ chức chiến đấu, giành thắng lợi nhanh chóng và toàn diện.
Một khi thời cơ xuất hiện thì yêu cầu “thần tốc” trở thành một nội dung trong phương châm chỉ đạo chiến lược, cũng như trong hành động quân sự của quân đội ta.
Từ ngày 26/4/1975, Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh, với cách đánh táo bạo, bất ngờ, mãnh liệt. Chưa bao giờ ta sử dụng lực lượng quân sự lớn mạnh như trong chiến dịch này.
Cả 5 cánh quân cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đồng loạt tiến quân trên 5 hướng, áp sát Sài Gòn, tiêu diệt quân địch ở vòng ngoài, thọc sâu đánh chiếm 5 mục tiêu bên trong. Đúng 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Như vậy có thể nói phương châm “thần tốc, táo bạo” là nét đặc biệt trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc, thưa Thiếu tướng?
- Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 là biểu hiện của cách đánh táo bạo về việc sử dụng tập trung lực lượng, nhằm tạo thế lực áp đảo, tiêu diệt và làm tan rã tập đoàn phòng ngự lớn có chuẩn bị trước của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Nét độc đáo, sáng tạo của cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975 là thế trận tiến công toàn diện, trên nhiều mũi, nhiều hướng; bao vây, chia cắt, thọc sâu nhanh chóng và mãnh liệt, tạo nên thế áp đảo; vừa tiêu diệt, làm tan rã, vừa bịt đường tháo chạy của đối phương.
Điện mật của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi các đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 7/4/1975. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử)
Điện mật của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi các đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 7/4/1975. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử)
Cách đánh thần tốc, táo bạo của ta còn thể hiện ở chỗ sử dụng đại bộ phận lực lượng tinh nhuệ thọc sâu và kết hợp với các lực lượng tại chỗ đánh chiếm các địa bàn then chốt ven đô, mở đường cho lực lượng đột kích cơ giới tiến nhanh theo các trục đường, đánh thẳng vào các mục tiêu đã chọn; kết hợp đánh từ ngoài vào với đánh từ trong ra, khiến quân địch bị chia cắt, phân tán, nhanh chóng bị tiêu diệt và tan rã.
Quân đội Sài Gòn bị bất ngờ bởi chúng ta đã sử dụng lực lượng lớn nhất từ trước tới nay, tác chiến binh chủng hợp thành, tiến công trên 5 hướng khác nhau, trong đó có những mũi thọc sâu bằng bộ binh cơ giới.
Bất ngờ hơn nữa đối với quân đội Sài Gòn là chúng ta đã huy động một lực lượng lớn xe tăng và xe bọc thép làm lực lượng đột kích, cùng hơn 500 khẩu pháo lớn, nhỏ. Quân đội Sài Gòn càng không ngờ khi chúng ta sử dụng không quân tham gia chiến dịch và mũi tiến công này diễn ra hết sức mau lẹ, bẻ gãy ý định kháng cự và kết thúc nhanh chóng.
Chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4/1975 không những là mốc son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn là nét nổi bật và đặc sắc nhất của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh với cách đánh “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Giá trị bất diệt trong phát triển hôm nay
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân

Trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” vẫn được những người lính phát huy, đơn cử trong những năm gần đây sự lớn mạnh của Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội (Viettel) như một điển hình góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Thiếu tướng có cho rằng phương châm ấy, bài học ấy đang được phát huy rất hiệu quả?
- Có thể nói những người lính ở Viettel đã phát huy được phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” trong xây dựng phát triển kinh tế thời bình.
Tôi cho rằng, hơn 30 năm từ khi ra đời (6/1989), Viettel luôn nắm chắc xu hướng phát triển của công nghệ viễn thông, mạnh dạn đi tắt, đón đầu hướng phát triển của công nghệ viễn thông, dũng cảm, sáng tạo trong lựa chọn công nghệ, đầu tư; nhanh chóng dành lấy thị phần trong nước và mở rộng ra khu vực và quốc tế.
Từ một bộ phận của Cục Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc, Viettel vươn lên trở thành tập đoàn công nghệ sản xuất, chế tạo thiết bị thông tin quân sự đáp ứng nhu cầu quốc phòng, trở thành doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, được giao nhiệm vụ sản xuất trang bị quân sự.
Tháng 4/2019, Viettel hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G, cùng Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội số, triển khai thành công Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Viettel còn mở mang hoạt động sang các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, có ý nghĩa then chốt đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Đến nay, phạm vi hoạt động của Viettel không chỉ ở trong nước, mà còn mở rộng ra khu vực và quốc tế. Những người lính Viettel xứng đáng là những chiến sĩ xung kích, phát huy phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” và giành được những thành công to lớn.
Nhìn rộng hơn, theo Thiếu tướng, phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” cần được phát huy rộng rãi thế nào để phát triển đất nước nhanh và bền vững?
- Nếu trong chiến tranh, chúng ta “thần tốc, táo bạo” trong hành tiến, tiêu diệt các mục tiêu trọng điểm, hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy làm chủ địa bàn, thì ngày nay có thể vận dụng có chọn lọc phương châm này để phát triển đất nước nhanh, bền vững, sao cho đảm bảo phát triển ngày hôm nay không làm tổn hại đến phát triển trong tương lai; phát triển bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế bền vững với phát triển xã hội bền vững và bảo vệ môi trường bền vững.
Phát triển nhanh, bền vững bao hàm sự phát triển sáng tạo, đặc biệt là đổi mới sáng tạo công nghệ. Cần xem Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ sở, điều kiện, tiền đề để phát triển bền vững hơn.
Phát triển nhanh, bền vững, bao hàm quan tâm tới sự phát triển của mọi người dân, để không ai bị bỏ lại phía sau. Nếu trong chiến tranh, mục tiêu của chúng ta là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giành lấy chính quyền thì phát triển đất nước nhanh, bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển của đất nước, vì mục tiêu con người, dựa vào con người, do con người, trong đó phát triển kinh tế nhanh và bền vững giữ vị trí trung tâm, là mệnh lệnh, là phương sách duy nhất để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Hiện nay Việt Nam nói riêng và toàn cầu đang cố gắng vượt qua thách thức đầy cam go của đại dịch Covid-19. Liên hệ với sự kiện kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã và đang phát huy giá trị từ bài học lớn của đại thắng mùa Xuân 1975 để chiến thắng trong diệt “giặc Covid-19”, thưa Thiếu tướng?
- Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Chống dịch như chống giặc”, một mặt chúng ta cần ứng phó toàn diện ở cấp độ khu vực và toàn cầu; mặt khác, thực hành phương châm “4 tại chỗ”, đồng thời, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, thương mại bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội; hỗ trợ người lao động; hỗ trợ công dân nước mình và nước ngoài gặp khó khăn, bị nhiễm bệnh…
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, chắc chắn dịch Covid-19 ở nước ta sẽ được khống chế, ngăn chặn thành công. Dập được dịch Covid-19, với hơn 90 triệu dân, lại nằm trong khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, lực lượng lao động lớn và tuổi đời trẻ…Việt Nam cần phát huy tinh thần “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” trong vực dậy và phát triển kinh tế, vực dậy các ngành sản xuất trong nước.
Có thể nói, những bài học từ chống dịch Covid-19 cũng cần được phát huy để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong phát triển đất nước.
Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Theo Lương Kết (Dân Việt)

http://danviet.vn/tin-tuc/tu-chien-dich-mua-xuan-1975-than-toc-tao-bao-trong-phat-trien-dat-nuoc-1083099.html

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.