"Dân vận khéo" gắn với xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, cả hệ thống chính trị huyện Kbang (Gia Lai) cùng vào cuộc nhằm huy động các nguồn lực tập trung cho công tác giảm nghèo. Và một trong những chương trình được triển khai tích cực, mang lại nhiều kết quả đó là phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xóa nhà tạm, giảm hộ nghèo
Nguồn thu nhập của gia đình chị Đinh Thị Ve (làng Đê Bar, xã Tơ Tung) chỉ trông chờ vào 7 sào rẫy trồng bắp, mía nên không đủ nuôi 4 miệng ăn. Thế nên, chưa bao giờ chị nghĩ đến chuyện sửa sang lại căn nhà tạm bợ, dột nát của gia đình. Vậy mà giờ đây, ngôi nhà mơ ước của gia đình chị đang dần thành hiện thực. Ngôi nhà có diện tích gần 40 m2 được xây dựng kiên cố với kinh phí hơn 42 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể huyện cùng 10 triệu đồng góp thêm của gia đình chị. "Có nằm mơ gia đình tôi cũng không nghĩ có được ngôi nhà mới, khang trang như hôm nay"-chị Ve xúc động.
Tương tự, ngôi nhà mới của gia đình ông Đinh Văn Huân (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang) cũng đang bước vào công đoạn hoàn thiện để thay thế cho căn nhà tạm bợ, dột nát trước đây. Ngôi nhà mới có diện tích 46 m2 với tổng trị giá xây dựng 80 triệu đồng, trong đó, xã hỗ trợ 37 triệu đồng, cộng đồng dân cư đóng góp 27 triệu đồng (ngày công lao động và tiền mặt), số còn lại là của gia đình. Không giấu nổi niềm vui, ông Huân cho biết, nếu không có sự chung tay giúp đỡ của chính quyền địa phương và các đoàn thể thì không biết đến bao giờ gia đình ông mới có được ngôi nhà khang trang như hôm nay.
  Được các cơ quan đơn vị huyện hỗ trợ, chị Đinh Thị Ve (làng Đê Bar, xã Tơ Tung) có ngôi nhà mới. Ảnh: M.T
Được các cơ quan đơn vị huyện hỗ trợ, chị Đinh Thị Ve (làng Đê Bar, xã Tơ Tung) có ngôi nhà mới. Ảnh: M.T
Theo ông Đinh Vong-Chủ tịch UBND xã Sơn Lang, năm 2018, các ban ngành, đoàn thể của huyện, doanh nghiệp được phân công hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn đã cùng với xã tập trung nguồn lực giúp các hộ này phát triển kinh tế; vận động các hộ tham gia các mô hình sản xuất như: tái canh cà phê, trồng thí điểm cây mắc ca, nuôi dê, heo đen, bò, cải tạo vườn tạp, làm tường rào, cổng ngõ. Nhờ đó, đến thời điểm này, toàn xã đã có 92/184 hộ thoát nghèo, số hộ còn lại sẽ tiếp tục được hỗ trợ trong năm 2019. Trong 92 hộ kể trên có 37 hộ được Huyện ủy phân công các cơ quan, đơn vị của huyện hỗ trợ, giúp đỡ thoát nghèo. Ngoài ra, xã cùng với các ban ngành, đoàn thể cũng tập trung xóa được 12 nhà ở tạm bợ cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đến nay, xã Sơn Lang đã hoàn thành 16/19 tiêu chí nông thôn mới; các tiêu chí còn lại gồm: hộ nghèo, nhà ở dân cư, thu nhập phấn đấu hoàn thành trong năm 2019.
Trong khi đó, ông Đinh Bư-Bí thư Đảng ủy xã Tơ Tung-cho hay, cuối năm 2017, xã còn 249 hộ nghèo, chiếm hơn 18,7%. Tuy nhiên, năm 2018, nhờ sự giúp sức của các đơn vị, cơ quan của huyện và sự hỗ trợ của xã nên đã có 93 hộ thoát nghèo. Trong đó, 57/59 hộ được Huyện ủy phân công giúp đỡ thoát nghèo; 12/18 hộ được Đảng ủy xã phân công các tổ chức đoàn thể giúp đỡ cũng thoát nghèo; số còn lại là các hộ tự đăng ký thực hiện. Ông Bư cho biết, để đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2019, Đảng ủy xã tiếp tục chỉ đạo Mặt trận, các đoàn thể tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".
Nhiều kết quả từ phong trào thi đua "Dân vận khéo"
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Trọng Khánh-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kbang-cho biết: Sau khi xã Đông và xã Nghĩa An hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới vào năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục phân công 62 tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị của huyện và 12 đơn vị trực thuộc xã giúp 97 hộ của xã Tơ Tung và Sơn Lang thoát nghèo trong năm 2018. Qua rà soát, đến thời điểm này đã có 94/97 hộ nghèo do các cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ đủ điều kiện thoát nghèo.
Ngôi nhà của ông Đinh Văn Huân-làng Hà Nừng, xã Sơn Lang đang bước vào giai đoạn hoàn thành. Ảnh: M.N
Ngôi nhà của ông Đinh Văn Huân-làng Hà Nừng, xã Sơn Lang đang bước vào giai đoạn hoàn thành. Ảnh: M.N
Theo ông Khánh, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, tháng 12-2016, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua gần 2 năm thực hiện, các cơ quan được Ban Thường vụ Huyện ủy phân công phụ trách làng đã hướng dẫn hộ nghèo cách thức sản xuất; hỗ trợ vật tư phân bón, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số với tổng giá trị trên 1,2 tỷ đồng; triển khai cho 1.017 hộ tham gia 10 nhóm mô hình, dự án chăn nuôi dê, heo đen, heo trắng, bò lai và trồng lúa lai, sa nhân tím.
Hệ thống chính trị của huyện đã xây dựng được 30 mô hình đăng ký, vận động người dân tham gia chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao; xây dựng 12 cánh đồng mẫu lớn chuyên canh cây mía, mì với diện tích 525 ha. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 29,2 triệu đồng/năm (tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2017); tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 12,2%.
Ngoài ra, các tổ chức cơ sở Đảng đã xây dựng được 15 mô hình vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trong đó, tập trung thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Điển hình là mô hình sáng-xanh-sạch-đẹp tại các xã Đak Hlơ, Kông Lơng Khơng, Sơ Pai, Kông Pla, Lơ Ku và thị trấn Kbang. Các mô hình "Dân vận khéo" gắn với xây dựng nông thôn mới trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh đã vận động người dân thực hiện tốt phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; đến nay, 14/14 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự-xã hội, tiêu biểu là mô hình tự quản tại xã Lơ Ku, Sơ Pai.
Nhiều mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị tại cơ sở. Tiêu biểu là mô hình củng cố nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị làng Lưới (xã Sơ Pai); mô hình hòa giải những bức xúc trong nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính tại xã Tơ Tung, Đak Hlơ. "Việc thực hiện các mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị đã góp phần tích cực giúp công tác xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ngày càng vững mạnh"-ông Khánh khẳng định.
 Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

(GLO)- Sáng sớm 11-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1-2023, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.
Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, sáng 6/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; Đề xuất nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ"

(GLO)- Tại hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 4-1, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN, tiêu cực cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc sau kỳ họp thứ chín

(GLO)- Sáng 5-1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai gồm các ông Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Trường Trung Tuyến-Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ) sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- Những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực ở đơn vị, địa phương một cách nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Năm 2023: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả"

Kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn, song chúng ta nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022.
Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

Xã luận: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của năm bản lề quan trọng

(GLO)- Năm 2023 là dấu mốc quan trọng để Gia Lai phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hai năm đầu nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tận dụng thời cơ, lợi thế, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025 mà Đại hội đã đề ra, cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, nhất là trong năm 2023, năm giữa nhiệm kỳ.
Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

Hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" trong các đơn vị quân đội

(GLO)- Chiều 27-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo 17 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.
Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

Đề cao các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ở cơ sở

(GLO)- Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

Gia Lai tổng kết công tác nội chính năm 2022

(GLO)- Sáng 27-12, tại trụ sở Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

Phòng-chống tham nhũng, tiêu cực: Phản hồi tích cực từ dư luận xã hội

(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa tổ chức điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mức độ quan tâm, hiệu quả của công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian tới.
Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

Chư Păh phát huy vai trò đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ

(GLO)- Tại huyện Chư Păh, các tổ chức Đảng phân công đảng viên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở thôn, làng phụ trách hộ, nhóm hộ nơi cư trú. Việc này vừa phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, tạo mối liên hệ thân thiết với người dân, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Kông Chro nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Kông Chro quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát giúp Ban Thường vụ Huyện ủy kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức Đảng, đảng viên để phát huy; phát hiện, làm rõ hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.