Thuốc thử nghiệm chữa khỏi 100% bệnh nhân ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư cho thấy tất cả 12 bệnh nhân ung thư trực tràng được chữa khỏi hoàn toàn.
Thuốc thử nghiệm điều trị ung thư Dostarlimab. Ảnh: GlaxoSmithKline
Thuốc thử nghiệm điều trị ung thư Dostarlimab. Ảnh: GlaxoSmithKline
Mỗi bệnh nhân ung thư trực tràng trong cuộc thử nghiệm nhỏ thuốc lâm sàng do Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York (Mỹ) thực hiện đã thấy bệnh ung thư của họ thuyên giảm sau khi được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch thử nghiệm. Kết quả được các nhà nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England vào ngày 5.6.
Một trong những người tham gia thử nghiệm, Sascha Roth, nói với tờ New York Times rằng cô đang chuẩn bị đến Manhattan trong nhiều tuần để xạ trị thì nhận được kết quả từ Memorial Sloan Kettering thông báo cô đã khỏi ung thư. “Tôi đã nói với gia đình mình. Họ không tin tôi” - Roth cho hay.
Điều tương tự cũng xảy ra với những bệnh nhân khác tham gia thử nghiệm, ung thư dường như đã biến mất ở tất cả mọi người và không thể phát hiện ra bằng cách khám sức khỏe, nội soi, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Một trong những tác giả của bài báo mô tả chi tiết về cuộc thử nghiệm - Tiến sĩ Louis A. Diaz Jr. của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering - nói với tờ New York Times rằng ông không biết nghiên cứu nào khác về phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh ung thư ở mọi bệnh nhân.
“Tôi tin rằng đây là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử bệnh ung thư” - Tiến sĩ Louis A. Diaz Jr. nói.
Tất cả các bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều bị ung thư trực tràng tiến triển cục bộ - có nghĩa là các khối u đã di căn trong trực tràng và đôi khi đến các hạch bạch huyết nhưng không đến các cơ quan khác - cũng như khối u có đột biến gene hiếm gặp được gọi là thiếu hụt sửa chữa không phù hợp (MMRd).
Họ đã được điều trị sáu tháng với một loại thuốc trị liệu miễn dịch có tên là Dostarlimab của GlaxoSmithKline - công ty dược phẩm tài trợ cho nghiên cứu. Thuốc Dostarlimab có giá khoảng 11.000 USD một liều và được dùng cho bệnh nhân ba tuần một lần trong sáu tháng.
Theo giải thích của cộng tác viên y tế CBS News David Agus, loại thuốc này hoạt động bằng cách làm lộ rõ các tế bào ung thư để hệ miễn dịch có thể xác định và tiêu diệt chúng. Ông nói, phương pháp điều trị mới này là một loại liệu pháp miễn dịch - phương pháp điều trị chặn tín hiệu “đừng ăn tôi” trên các tế bào ung thư, cho phép hệ miễn dịch loại bỏ chúng.

Bệnh nhân tham gia thử nghiệm không còn cần đến hoá trị. Ảnh: AFP
Bệnh nhân tham gia thử nghiệm không còn cần đến hoá trị. Ảnh: AFP
Các bệnh nhân thử nghiệm tiếp tục không có dấu hiệu ung thư ngay cả sau sáu tháng theo dõi trở lên, có nghĩa là họ không còn cần đến các phương pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Theo báo cáo, bệnh ung thư đã không tái phát ở bất kỳ bệnh nhân nào, những người hiện đã không còn ung thư trong vòng từ sáu đến 25 tháng sau khi thử nghiệm kết thúc.
Không có bệnh nhân nào chịu bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào do thuốc, không giống như những gì có thể xảy ra nếu họ trải qua phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị, những tác dụng vĩnh viễn đối với khả năng sinh sản, sức khỏe tình dục cũng như chức năng ruột và bàng quang.
Được khích lệ bởi sự thành công của thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng thử nghiệm này phải được nhân rộng trong một nghiên cứu lớn hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu lưu ý, nghiên cứu nhỏ vừa qua chỉ tập trung vào những bệnh nhân có dấu hiệu di truyền hiếm gặp trong khối u. Tuy nhiên, tỉ lệ thuyên giảm 100% ở các bệnh nhân là một dấu hiệu ban đầu rất hứa hẹn.
Thử nghiệm tiếp theo dự kiến ​​sẽ bao gồm khoảng 30 bệnh nhân, điều này sẽ cung cấp bức tranh tốt hơn về mức độ an toàn và hiệu quả của loại thuốc mới.
Theo Khánh Minh (LĐO)

https://laodong.vn/cuoc-song-do-day/thuoc-thu-nghiem-chua-khoi-100-benh-nhan-ung-thu-1054846.ldo

Có thể bạn quan tâm

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Trước thông tin được chia sẻ trong cộng đồng: người 'thịt thơm', người có nhóm máu O dễ hút muỗi, bị muỗi đốt nhiều hơn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền cũng cao hơn, chuyên gia của Viện Sốt rét, ký sinh trùng T.Ư đã giải thích nguyên nhân khiến một số người 'hấp dẫn' hơn với muỗi.
Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.