Ghép gan hồi sinh cuộc sống cho 2 bệnh nhi suy gan giai đoạn cuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 2 ca ghép gan cho hai bệnh nhi suy gan tối cấp với sự phối hợp của các chuyên gia đến từ Đài Loan. 
Các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi. Cả 2 trường hợp đều nhận gan từ bố mẹ ruột.
Các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi. Cả 2 trường hợp đều nhận gan từ bố mẹ ruột.
Mắc bệnh lý về gan mật từ khi mới chào đời dẫn đến tình trạng xơ gan nặng kèm theo một loạt các biến chứng, tính mạng của hai bệnh nhi T.H.A (20 tháng tuổi, ở Phú Thọ) và T.G.B (9,5 tháng, ở Quảng Ngãi) nằm giữa lằn ranh mong manh sự sống và cái chết.  Nếu không được phẫu thuật ghép gan cấp cứu, tính mạng của hai bệnh nhi khó lòng được bảo toàn.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cả hai bệnh nhân H.A và G.B đều mắc teo đường mật từ khi mới chào đời. Đây là bệnh khiến toàn bộ hệ thống đường mật trong và ngoài gan đều bị tổn thương, gan tiết ra mật nhưng không vào đường mật mà ứ đọng và phá hủy tế bào gan.
Trẻ mắc bệnh này không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan và suy gan. Khi đến Bệnh viện Nhi Trung ương, hai bệnh nhi A và B đều rơi vào tình trạng nguy kịch: Tình trạng xơ gan nặng mất bù, kèm theo một số biến chứng như nhiễm trùng đường mật tái diễn, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hóa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy chức năng gan. 
“Bệnh nhi được chỉ định ghép gan để bảo toàn tính mạng khi sự sống chỉ còn tính bằng ngày”, bác sĩ Hoa chia sẻ.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Duy Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, ca ghép gan đầu tiên diễn ra trên bệnh nhân H.A với người cho gan là mẹ đẻ của bệnh nhi.
Khó khăn mà các bác sĩ phải đối mặt trong ca ghép này là giải phẫu gan của người mẹ (người cho gan) bất thường với 3 tĩnh mạch gan. Các bác sĩ đã phải tiến hành tạo hình 3 tĩnh mạch này thành một để nối với tĩnh mạch gan của người nhận.
Với ca ghép gan thứ hai cho cháu G.B, các bác sĩ phải đối diện với thách thức lớn hơn do do mức độ xơ gan nặng, tĩnh mạch cửa (một tĩnh mạch cấp máu quan trọng cho gan) bị xơ hẹp. Các bác sĩ đã phải thực hiện rất nhiều thủ thuật để tăng cường lượng máu cho tĩnh mạch cửa.
Trong khi đó, bên phía người cho (bố đẻ của bệnh nhi) cũng có bất thường hệ thống động mạch cung cấp cho mảnh gan ghép: Lấy mảnh gan ghép ra nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối không gây tổn thương đến phần gan còn lại.
Sau ca phẫu thuật kéo dài gần 10 giờ đồng hồ, các bệnh nhi hiện đang được chăm sóc tại khoa Hồi sức ngoại. Hai bệnh nhi được chăm sóc hậu phẫu với chế độ hồi sức đặc biệt trong phòng vô khuẩn. Mục tiêu điều trị cao nhất là đảm bảo vừa cung cấp máu tối đa cho mô ghép vừa chống tắc mạch mô ghép, chống nhiễm trùng, chống thải ghép và hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Hiện tình trạng sức khỏe của 2 bệnh nhi tạm thời ổn định.
L.MAI (LĐO)

https://laodong.vn/suc-khoe/ghep-gan-hoi-sinh-cuoc-song-cho-2-benh-nhi-suy-gan-giai-doan-cuoi-787798.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.