Cử nhân luật khởi nghiệp nuôi chim trĩ có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ loài chim từng lọt vào Sách đỏ, sau khi được bảo tồn và nhân rộng, một chàng trai tại tỉnh Quảng Bình đã khởi nghiệp thành công với trang trại nuôi chim trĩ, mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Nuôi chim quý dễ như cách nuôi gà, vịt
Từng là loài chim quý hiếm được liệt kê vào Sách đỏ, sau khi bảo tồn và nhân giống thành công, anh Phạm Anh Tuân (36 tuổi, xã Lộc Ninh, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã khởi nghiệp thành công với loài chim quý này bằng cách nuôi như nuôi gà, vịt.

Từ vài chục con để thử nghiệm, đến nay trang trại của anh Tuân đã phát triển số lượng trên 1.000 con. Ảnh: Bá Hoàng
Từ vài chục con để thử nghiệm, đến nay trang trại của anh Tuân đã phát triển số lượng trên 1.000 con. Ảnh: Bá Hoàng
Anh Tuân vốn là một cử nhân ngành luật, sau khi tốt nghiệp đã vào làm việc tại một số cơ quan nhà nước. Trước đó, chàng trai trẻ này cũng đam mê với chăn nuôi, anh thường nuôi vịt, gà với số lượng ít vừa để kinh doanh nhỏ, vừa phục vụ cho gia đình.
Năm 2017, anh phát hiện chim trĩ, loài chim quý có trong Sách đỏ, đã được bảo tồn và nhân giống rộng rãi. Với đam mê ấp ủ từ lâu và muốn toàn tâm toàn ý với nghề, anh quyết định nghỉ việc tại cơ quan nhà nước...

Từ một cử nhân ngành luật, anh Tuân từ bỏ tất cả để theo niềm đam mê chăn nuôi. Ảnh: Bá Hoàng
Từ một cử nhân ngành luật, anh Tuân từ bỏ tất cả để theo niềm đam mê chăn nuôi. Ảnh: Bá Hoàng
"Thời điểm tôi biết đến chim trĩ cũng là lúc loài chim này không còn trong danh sách động vật quý hiếm. Tôi lặn lội ra Hà Nội, tìm giống, đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng một trang trại nuôi chim trĩ ", anh Tuân chia sẻ.
Vì đây là loài chim hoang dã, chưa nhiều người nuôi nên không có nhiều kinh nghiệm để học hỏi, nhưng anh vẫn "liều lĩnh" theo đuổi, lập trang trại và chăm sóc chúng như cách nuôi gà, vịt.
Mở nhà hàng phục vụ các món ăn từ chim trĩ để thu hút khách
Anh Tuân mất 2 năm để hoàn thành những bước thử nghiệm với loài chim lạ, và trải qua không ít khó khăn. Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, anh phát triển số lượng từ hàng chục lên hàng trăm con.

Trứng chim trĩ tại trang trại của anh Tuân là sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Bá Hoàng
Trứng chim trĩ tại trang trại của anh Tuân là sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Bá Hoàng
"Tôi quyết định mở một nhà hàng kinh doanh, là nơi tiệu thụ sản phẩm của trang trại. Bên cạnh bán chim giống, chim cảnh..., tôi chế biến thêm các món ăn từ chim trĩ để thu hút khách hàng", anh Tuân chia sẻ về cách "khắc phục" khó khăn ban đầu về khan hiếm đầu ra.
Với giá trị thương phẩm cao, mọi mặt hàng sản xuất của chim trĩ đều mang lại lợi nhuận ổn định. Anh Tuân tiếp tục mở rộng số lượng nuôi lên 1.000 con tại trang trại, mở nhà hàng Chill Garden để vừa tiêu thụ vừa kết nối nhập giống cho những trang trại nhỏ lẻ khác.
Với giá chim thịt là 270.000 đồng/kg, trứng chim cũng có giá bán 10.000 đồng/quả, chim trĩ bán cảnh thì tùy vào ngoại hình..., thu nhập của anh khá cao.

Trung bình mỗi năm loài chim lạ giúp anh Tuân kiếm thu nhập từ 200-300 triệu đồng. Ảnh: Bá Hoàng
Trung bình mỗi năm loài chim lạ giúp anh Tuân kiếm thu nhập từ 200-300 triệu đồng. Ảnh: Bá Hoàng
"Năm 2021, sản phẩm chim trĩ của tôi đạt chuẩn OCOP 3 sao, đó là tiền đề để tôi tiếp tục phát triển loài chim lạ này. Trong tương lai tôi sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm công nghiệp từ thịt chim, mở rộng trang trại và áp dụng các công nghệ chăm sóc chim để cho ra sản phẩm tốt nhất", anh Tuân chia sẻ.
Mỗi năm, anh Tuân có thể thu về 200 - 300 triệu đồng từ loài chim lạ này. Điều đặc biệt, ban đầu chuyện nuôi chim trĩ tưởng như sẽ rất khó khăn so với những loài gia cầm khác. Nhưng sau một thời gian, anh Tuân áp dụng cách nuôi trang trại, cho ăn rau củ, thóc lúa như gà vịt, loài chim này vẫn phát triển rất tốt.

Loài chim từng vào sách đỏ đã giúp anh Tuân khởi nghiệp thành công. Ảnh: Bá Hoàng
Loài chim từng vào sách đỏ đã giúp anh Tuân khởi nghiệp thành công. Ảnh: Bá Hoàng
Ông Hoàng Minh Khang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Ninh, TP.Đồng Hới cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các mô hình mới, lạ như trang trại chim trĩ của anh Tuân phát triển, mở rộng nguồn kinh tế cho các hộ gia đình.
"Trang trại chim trĩ của anh Tuân mang lại hiệu quả cao và đã thành công khi sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện, đưa sản phẩm từ loài chim trĩ của anh Tuân hướng đến đạt chuẩn OCOP cao hơn, giúp địa phương có thêm các sản phẩm nông nghiệp tốt", ông Khang nói.
Theo Bá Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.