Thanh niên khởi nghiệp được vay ưu đãi đến 2 tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cá nhân thanh niên khởi nghiệp ở Lâm Đồng sẽ được vay ưu đãi tối đa 200 triệu đồng; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, con số này lên đến 2 tỉ đồng cho mô hình/dự án.
Đó là nội dung đáng lưu ý trong đề án chính sách tín dụng dành cho thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa được UBND tỉnh này phê duyệt.
Đề án nhằm mục tiêu hỗ trợ về nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay để khởi nghiệp, lập nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên. Đồng thời khuyến khích khát vọng làm giàu chính đáng của tuổi trẻ trong tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ cao, xây dựng các mô hình du lịch mới, đa dạng.
Theo đề án, năm 2022 sẽ hỗ trợ cho 60 thanh niên vay vốn để sản xuất, kinh doanh (trong đó có ít nhất 50 dự án khởi nghiệp); giai đoạn 2023 - 2025, mỗi năm hỗ trợ 300 thanh niên vay vốn (trong đó có ít nhất 20 dự án khởi nghiệp) và giai đoạn 2026 - 2030, mỗi năm 500 thanh niên vay vốn (trong đó có ít nhất 50 dự án khởi nghiệp).

Thanh niên Lâm Đồng khởi nghiệp sẽ được vay ưu đãi từ 200 triệu đồng đến 2 tỉ đồng cho mỗi mô hình/dự án. Ảnh: Gia Bình
Thanh niên Lâm Đồng khởi nghiệp sẽ được vay ưu đãi từ 200 triệu đồng đến 2 tỉ đồng cho mỗi mô hình/dự án. Ảnh: Gia Bình
Đề án sẽ được thực hiện trong toàn tỉnh, đặc biệt tập trung tại các vùng nông thôn, đô thị có đông thanh niên, các lĩnh vực áp dụng khoa học công nghệ. Đối tượng cho vay là các thanh niên sinh sống, học tập, lao động trong tỉnh có nhu cầu khởi nghiệp, có ý tưởng dự án khởi nghiệp, sáng tạo.
Những dự án đạt giải trong các cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp (cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên), những dự án có sản phẩm mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới hoặc những dự án phục vụ cộng đồng (ưu tiên người lao động dân tộc thiểu số, người khuyết tật) sẽ được ưu tiên. Các tổ chức do thanh niên thành lập và làm chủ (doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) có nhu cầu vay vốn để thực hiện ý tưởng lập nghiệp, sản xuất kinh doanh.
Mức cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tối đa là 2 tỉ đồng/dự án, trong khi các cá nhân thanh niên (người lao động) thì mức vay tối đa là 200 triệu đồng (phải có một số thủ tục theo quy định). Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận. Cơ sở sản xuất kinh doanh có mức vay 200 triệu đồng trở lên phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định.
Lãi suất cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động là thanh niên bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo quy định. Trong khi đó, các trường hợp: người lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, bộ đội xuất ngũ, cơ sở sử dụng 30% người lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật thì mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay theo quy định. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Thời hạn cho vay tối đa là 120 tháng, do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét. Thủ tục và quy trình cho vay thực hiện theo quy trình cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm. Nguồn vốn thực hiện căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay thực hiện đề án, nguồn xã hội hóa, hỗ trợ HTX (nếu có).
Năm 2022 sẽ thực hiện thí điểm tại các Đoàn cấp xã (phường, thị trấn) có ít nhất 1 thanh niên được vay vốn khởi nghiệp và toàn tỉnh có ít nhất 5 ý tưởng khởi nghiệp trong cuộc thi đạt kết quả cao để thí điểm cho vay. Từ năm 2023 trở đi, tổng kết, đánh giá kết quả, triển khai nhân rộng các ý tưởng khởi nghiệp trên toàn tỉnh.
Theo Gia Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.