Làm giàu từ nông nghiệp 'kết nối vạn vật'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Nhà nước nhưng chị Diệp Thị Thảo Trang (SN 1992, ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) táo bạo bỏ phố về quê khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.

Xuất thân từ gia đình thuần nông, chị Trang luôn phấn đấu trong học tập để có được tấm bằng Thạc sĩ và một công việc ổn định trong đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng tại TP Đà Nẵng. Thế nhưng, năm 2021 thấy được nhu cầu thực tiễn và lợi thế từ nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao của chồng trước đó nên chị quyết định bỏ tất cả về quê khởi nghiệp. Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công nghệ cao Thăng Bình ra đời từ đó, gồm có 7 thành viên do chị làm giám đốc.
 

 Chị Trang và chồng là anh Nguyễn Quốc Tuấn chăm sóc kỹ càng cho từng luống rau sạchảnh: Thu Loan
Chị Trang và chồng là anh Nguyễn Quốc Tuấn chăm sóc kỹ càng cho từng luống rau sạch. Ảnh: Thu Loan


HTX kết hợp giữa hai hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch trải nghiệm, được quản lý điều hành trên nền tảng công nghệ 4.0 với nông trại có diện tích 3.000 m2. Trong đó 400 m2 trồng rau quả thủy canh và 2.600m2 trồng rau quả hữu cơ và hoa.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất được HTX thể hiện rõ ở phương pháp xây dựng hệ thống nhà màng, nhà kính có tích hợp các phương pháp công nghệ cao như: Hệ thống lưới cắt nắng tự động, quạt thông gió tự động chạy cảm biến nhiệt độ, phun sương làm mát nhà màng, châm phân tự động,...

 

“Mô hình HTX của chị Trang rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay, do áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến, sản xuất theo tiêu chí an toàn mà mọi người, mọi nhà đều hướng đến. Hơn nữa HTX còn giúp địa phương giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động”.

    Bà Hồ Thị Mỹ Lệ - Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Dương

Theo chị Trang, điểm mạnh của HTX Nông nghiệp Công nghệ cao là ứng dụng Internet kết nối vạn vật (IoT) vào nông nghiệp, từ việc theo dõi vườn bằng ứng dụng trên điện thoại hệ thống sẽ tự động kiểm tra các thông số về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ,... trong vườn để đưa ra hướng xử lý như phun sương, kéo rèm, mở quạt mà không cần có mặt trực tiếp tại nông trại.

Đặc biệt, các loại cây, rau nơi đây được trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ thân thiện với môi trường. Nếu có sâu bọ, côn trùng thì phải bắt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Nhờ áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông trại hạn chế được tối đa ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, môi trường. Đồng thời nông trại trồng được nhiều loại rau, củ quả hiếm như dâu tây, cà chua trái cây, dưa baby, các loại rau giống nhập ngoại...

Hiện nay, mỗi tháng HTX cung ứng hơn 1 tấn rau, củ, quả ra thị trường các siêu thị thực phẩm sạch, nhà hàng, bếp ăn,... trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nông trại cũng đã đón gần hàng nghìn lượt khách tham quan, đặc biệt là những đoàn học sinh từ các trường trên địa bàn để giúp các em trải nghiệm thực tế về nông nghiệp từ đó hiểu và ứng dụng vào các bài học.

Theo Thu Loan Nguyễn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.