Nữ sinh miền Tây làm son môi từ hoa sen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ hoa sen, Nguyễn Thị Diệu Hiền, học sinh lớp 12 Trường THCS - THPT Phú Thành A (H.Tam Nông, Đồng Tháp) đã sản xuất thành công son môi, đạt nhiều giải thưởng khởi nghiệp.
Chia sẻ về ý tưởng làm son môi từ hoa sen, Hiền cho biết em mong muốn mang đến người tiêu dùng sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn từ thiên nhiên, góp phần tạo thu nhập cho các hộ trồng sen.

Tại các cuộc thi khởi nghiệp, Hiền đạt thành tích ấn tượng với sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Tại các cuộc thi khởi nghiệp, Hiền đạt thành tích ấn tượng với sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Do còn đang đi học, không có kinh phí thực hiện ý tưởng này nên Hiền dành dụm tiền mua nguyên liệu và các thiết bị cần thiết từ tiền cha mẹ cho ăn sáng hằng ngày. “Sau gần 10 lần thử nghiệm thất bại, em phải đổ bỏ tất cả mẻ son. Đó là những mẻ son đầu tiên bị cứng, khô như sáp nến, bột hoa sen vón cục”, Hiền kể.
Không nản chí, suốt 2 tháng thử nghiệm, Hiền đã hoàn thiện công thức làm ra những thỏi son sen mịn, màu đỏ mọng vào cuối năm 2021. Sau đó, Hiền sản xuất thành công sản phẩm son sen phiên bản nâng cấp với mùi thơm nhẹ từ cánh sen, mịn và bóng hơn.

Sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Sản phẩm son môi làm từ hoa sen. Ảnh: Duy Tân
Hiền cho biết, để tạo ra sản phẩm son thân thiện với người dùng, em sử dụng nguyên liệu chính là sen nghiền thành bột, sáp ong, bơ, dầu oliu, màu khoáng, các loại dầu dưỡng, vitamin E… Các công đoạn làm ra sản phẩm cũng lắm công phu. Sen sau khi thu mua về được đem sơ chế, trộn đều các nguyên liệu; làm nóng chảy hoàn toàn hỗn hợp; cho vào khuôn; đợi son đông lại và lấy ra khỏi khuôn bằng cồn 70 độ. Đặc biệt, bước quan trọng nhất quyết định mẻ son thành công là khâu chọn nguyên liệu. Phải chọn những hoa sen vừa nở màu đậm, tươi, sơ chế ngay khi hái. Riêng những nguyên liệu phụ như sáp ong, màu khoáng… phải chọn mua tại nơi uy tín, chất lượng.
Những sản phẩm son làm ra được Hiền gửi tặng bạn bè và nhận được nhiều lời khen kèm theo đơn đặt hàng. Ngoài ra, với sản phẩm mang tính sáng tạo và thiết thực, Hiền đoạt giải thưởng tại các cuộc thi khởi nghiệp của trường và địa phương.“Những lô hàng đạt yêu cầu đặt ra và bắt đầu bán được, mỗi thỏi giá khoảng 60.000 đồng. Sản phẩm cũng được em đem đi thi, đoạt giải nhì cuộc thi khởi nghiệp do Tỉnh đoàn Đồng Tháp tổ chức cuối tháng 12.2021. Trong cuộc thi tương tự do Sở GD-ĐT Đồng Tháp tổ chức, em cũng đoạt giải nhì. Đó là điều vinh hạnh đối với em”, Hiền chia sẻ.

Son sen của Hiền được đánh giá tiềm năng bởi nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô. Ảnh: Duy Tân
Son sen của Hiền được đánh giá tiềm năng bởi nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô. Ảnh: Duy Tân
Dự án làm son từ hoa sen của Hiền đang được địa phương đánh giá cao về tiềm năng, bởi đã tận dụng tuyệt đối từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô.
Ông Nguyễn Thanh Danh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, đánh giá dự án làm son từ hoa sen của em Hiền rất có tiềm năng khi đưa vào thực tế, bởi tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nâng cao giá trị cây sen so với bán sản phẩm thô.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.