Từ người làm thuê trở thành tỉ phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ít ai ngờ rằng 18 năm trước, chủ nhân của trang trại rộng đến 35 ha chuyên nuôi các loài tôm, cá đặc sản quý hiếm ở miền Tây từng phải tha hương cầu thực, đi nuôi tôm thuê, làm nhân viên tiếp thị kiếm sống qua ngày.
Đánh cược với… con tôm
Phan Khắc Nhật Tiến (45 tuổi, ngụ P.5, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) kể anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng quê cũng nghèo của tỉnh Quảng Trị. Năm 1998, sau khi tốt nghiệp kỹ sư thủy sản tại Trường đại học Nha Trang, anh xin vào làm công nhân cho một công ty chuyên nuôi tôm ở Bạc Liêu. Gần 4 năm làm thuê, mặc dù tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi tôm, nhưng thời điểm đó tiền lương chỉ đủ thuê nhà và sống qua ngày nên anh quyết định xin làm nhân viên thị trường cho một công ty chuyên kinh doanh thức ăn tôm, bôn ba khắp các tỉnh miền Tây để tìm kiếm thị trường, nhưng cũng chẳng dư dả gì nhiều.

Bể nuôi lươn không bùn trong trang trại của anh Tiến. Ảnh: Trần Thanh Phong
Bể nuôi lươn không bùn trong trang trại của anh Tiến. Ảnh: Trần Thanh Phong
Năm 2003, khi thấy nhiều người nuôi tôm bị thua lỗ, phải bỏ ao chuyển sang nghề khác, anh Tiến quyết định dốc hết tiền tiết kiệm thuê 2 ao đất bỏ hoang, rộng khoảng 5.000 m2 ở P.5, TP.Bạc Liêu, với giá 6 triệu đồng/năm để nuôi tôm. Sau khi thuê được đất, anh mướn xe ủi bờ bao, mua máy bơm nước, dàn quạt tạo ô xy, tôm sú giống thả nuôi… ước chi phí khoảng 20 triệu đồng.
Thời điểm đó, nhiều người cho rằng anh liều mạng, bởi có biết bao người đã vướng cảnh nợ nần vì nuôi tôm. Nhưng nhờ kinh nghiệm tích lũy được, vụ đầu tiên anh thu hoạch gần 4 tấn tôm sú thương phẩm, bán được trên 700 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thuê đất, thức ăn… còn lời trên 500 triệu đồng, tương đương khoảng 200 cây vàng lúc bấy giờ.
Có tiền, anh Tiến thuê thêm đất mở rộng diện tích thả tôm nuôi. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật, kinh nghiệm tích lũy được nên vụ nào anh cũng thành công, có vụ lời hàng tỉ đồng. Đặc biệt, năm 2013, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng nở rộ, anh Tiến đầu tư hàng chục ao nuôi, chỉ vụ đầu tiên thu hoạch được gần 200 tấn tôm thương phẩm, doanh thu khoảng 27 tỉ đồng. Nhiều năm liền nuôi tôm trúng lớn, anh Tiến đầu tư mua được 30 ha đất và thuê thêm 20 ha để mở rộng diện tích, cải tạo thành hơn 200 ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghiệp khép kín.

Thương lái thu mua cá tại trang trại anh Tiến
Thương lái thu mua cá tại trang trại anh Tiến
Đa canh các loài thủy sản giá trị cao
Theo anh Tiến, từ năm 2010, phong trào nuôi tôm ở Bạc Liêu bắt đầu chững lại do dịch bệnh, giá thành sản xuất đồng loạt cao, thị trường tiêu thụ không ổn định. Qua tìm hiểu kỹ thuật nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định, anh quyết định giảm diện tích nuôi tôm, chuyển hướng sang nuôi thủy sản khác.
Với 35 ha đất sản xuất, anh Tiến chia thành 6 khu; trong đó anh dành khoảng 70 ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo mô hình “siêu to”, tôm đạt kích cỡ từ 10 - 20 con/kg để bán được giá cao. Khoảng 30 ao anh nuôi các loại cá quý hiếm, trong đó có loại nằm trong Sách đỏ VN, như: cá hô, cá lăng, cá mú Úc, cá chuỗi ngọc, cá đối mục, cá thác lác cườm, cá rô phi đơn tính… Ngoài ra, anh còn đầu tư 120 bể lót bạt nuôi lươn thương phẩm không bùn. Anh Tiến chia sẻ do nuôi nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, nên thương lái tranh nhau đến thu mua, với giá bình quân từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Nhờ diện tích nuôi lớn nên ngoài tôm thu hoạch quanh năm, lúc nào trang trại của anh cũng có khoảng 30 tấn cá lăng, 20 tấn cá chuỗi ngọc, 5 tấn cá mú Úc, 50 tấn cá hô và hàng chục tấn lươn thương phẩm. Trung bình mỗi năm anh Tiến xuất bán ra thị trường khoảng 300 tấn cá đặc sản các loại, thu lãi hàng chục tỉ đồng.

Anh Phan Khắc Nhật Tiến thành công trong mô hình nuôi cá hô thương phẩm
Anh Phan Khắc Nhật Tiến thành công trong mô hình nuôi cá hô thương phẩm
Từ người làm thuê, nay anh Tiến đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều thanh niên ở nông thôn. Ở mỗi khu nuôi, anh giao cho một tổ trưởng quản lý, cùng với 4 kỹ sư. Đồng thời anh sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá cho bà con. Trang trại cũng đã tạo điều kiện cho hàng trăm sinh viên chuyên ngành thủy sản thực tập và luôn được anh chỉ dẫn tận tình.
Cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của người lao động ở khu vực bị cách ly, khu phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, tháng 7.2021, thông qua Hội Nông dân tỉnh, anh Tiến đã gửi tặng 10 tấn cá thương phẩm đặc sản hỗ trợ bà con ở TP.HCM và tỉnh Bạc Liêu.
Với những nghĩa cử cao đẹp và thành tích nổi bật trong sản xuất, năm 2020 anh Tiến đã vinh dự được bình chọn, tôn vinh là 1 trong 63 nông dân VN xuất sắc toàn quốc.
Theo Trần Thanh Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.