Từ 25 triệu đồng biến thành tiền tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ số vốn ban đầu vay 25 triệu đồng, một chàng trai đã khởi nghiệp tạo ra tiền tỉ mỗi năm.
Đó là Lê Phi Long (34 tuổi), ngụ tại xã Bình Sơn, H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tốt nghiệp chuyên ngành thú y của Trường trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp TP.HCM nên Long khá am tường về các vật nuôi. Chưa kể, Bình Sơn còn là địa phương có số hộ và sản lượng chăn nuôi gà thả vườn lớn nhất huyện nên chàng trai này quyết chí "phải làm giàu với mô hình nuôi gà"

Lê Phi Long tại trang trại chăn nuôi gà của mình. Ảnh: Thanh Hiền
Lê Phi Long tại trang trại chăn nuôi gà của mình. Ảnh: Thanh Hiền
Để chinh phục khát vọng ấy, Long đã dành không ít thời gian để tìm hiểu thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của mọi người, đồng thời trau dồi lại kiến thức về thú y đã được học trên trường.
"Sau đó, vì chỉ có hai bàn tay trắng, mình quyết định đi vay vốn từ Quỹ đồng hành với thanh niên tỉnh Đồng Nai 25 triệu đồng để bắt đầu khởi sự kinh doanh", Long nhớ lại.
Thế nhưng Long nhận thấy, người dân hay nuôi gà theo kiểu thông thường, không đem lại thu nhập cao. Vì thế, Long đã bắt đầu chăn nuôi gà theo kiểu sinh học.
Long cho rằng gà nuôi theo an toàn sinh học có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn so với nuôi gà truyền thống, đại trà. Từ cách chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng qua từng giai đoạn phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi...
"Quy trình này nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nên đường tiêu hóa và đường hô hấp của gà khỏe chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học để làm nền tảng cho quy trình chăn nuôi sinh học. Ngoài ra, trong suốt thời gian nuôi hầu như gà không bị bệnh, giảm các loại bệnh thông thường lên đến 80%. Giảm được chi phí thức ăn khoảng 20%. Hay có thể giúp giảm thời gian chăm sóc xuất chuồng sớm hơn chăn nuôi thông thường và chất lượng thịt ngon hơn... Long cho biết hiện nay bản thân đang nghiên cứu sử dụng cao an xoa cho gà uống để hạn chế các bệnh về gan cho gà, tạo sức đề kháng, từ đó, hạn chế các loại bệnh khác...", Long nói.
Ban đầu, Long dồn hết tiền vay được để đầu tư mua 500 con gà. Và thời gian ban đầu, Long đã phải đối diện với nhiều khó khăn ập đến. Như việc tìm các sản phẩm sinh học để thay thế từ từ kháng sinh và từng bước hoàn thiện quy trình chăn nuôi sinh học. "Khi ấy, tỷ lệ hao hụt là rất cao. Nhưng dần dần theo thời gian, bằng sự ham học hỏi và không quản ngại khó khăn thử thách, tôi đã tự tạo lối đi riêng khi tự mày mò nghiên cứu cho ra quy trình chăn nuôi sinh học", Long chia sẻ.
Sau hai năm, nhận thấy cơ hội phát triển, chàng trai này tiếp tục dồn cả vốn lẫn lời để mạnh dạn đầu tư nhân rộng mô hình với quy mô 2.000 con năm 2019. Đến thời điểm cuối năm 2021, quy mô kinh doanh của Long đã đạt ngưỡng 6.000 con. Đáng chú ý, Long còn nhân rộng mô hình bằng cách thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi sinh học.
Hiện nay mô hình chăn nuôi sinh học của Long có tổng doanh thu mỗi năm lên đến khoảng 1,3 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu đồng. Chưa kể còn tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho nhiều thanh niên ở địa phương. Còn đối với Hợp tác xã Chăn nuôi sinh học, chỉ tính riêng trong năm 2021, đã đạt tổng doanh thu 8 tỉ đồng, trong đó tổng lợi nhuận là 1,2 tỉ đồng.
"Riêng việc nuôi gà theo quy trình sinh học, đòi hỏi phải đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi như phải chọn giống tốt, tiêm vắc xin phòng tránh các bệnh, phải khử trùng chuồng trại định kỳ, bổ sung các loại sản phẩm sinh học và thảo dược thường xuyên trong suốt thời gian nuôi. Nếu đảm bảo các khâu trên thì hầu như gà không bị bệnh và luôn khỏe mạnh. Khi phát hiện cá thể bệnh thì tách riêng ra khỏi đàn và điều trị riêng cá thể đó...", Long hướng dẫn.
Theo Lê Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.