9X bỏ phố về quê khởi nghiệp với măng tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù đang có công việc ổn định, nhưng anh Phạm Công Cường (28 tuổi, ở xã Dương Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) vẫn quyết định trở về quê khởi nghiệp với cây măng tây.
Sinh ra ở miền quê nông nghiệp, Phạm Công Cường có lý do theo đuổi đam mê và thi vào Trường ĐH Nông Lâm (ĐH Huế). Năm 2015, sau khi tốt nghiệp, anh xin được việc làm đúng với chuyên môn mà mình đã học tại tỉnh Ninh Thuận với mức thu nhập ổn định.
Trong thời gian đó, vừa miệt mài với công việc hiện tại nhưng trong tiềm thức Cường vẫn đau đáu một nỗi niềm mang tên khởi nghiệp ngay trên chính quê hương mình.

Anh Phạm Công Cường bước đầu thành công sau khi khởi nghiệp với cây măng tây. Ảnh: T.D
Anh Phạm Công Cường bước đầu thành công sau khi khởi nghiệp với cây măng tây. Ảnh: T.D
“Quá trình đi làm, được tiếp xúc, học hỏi nhiều cách làm hay của người nông dân, tôi bắt đầu hình thành suy nghĩ về phát triển nghề nông theo xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch. Sau nhiều lần khăn gói lên đường học tập kinh nghiệm của các mô hình canh tác nông nghiệp tại một số tỉnh lân cận, tôi quyết định chọn cây măng tây xanh vì nó vừa hợp thổ nhưỡng địa phương, vừa mang lại giá trị kinh tế cao và thị trường rất ưa chuộng”, anh Cường chia sẻ.
Khi đã tích lũy vốn kiến thức nhất định, Cường quyết định trở về quê và lên phương án thực hiện ý tưởng đã ấp ủ lâu nay. Ban đầu, anh thuê 0,5 ha đất của hợp tác xã để trồng thử nghiệm 10.000 cây măng tây xanh và tự tìm đầu ra cho sản phẩm.
Dù đã nghiên cứu, học tập và làm việc tại các mô hình hiệu quả nhưng khi bắt tay vào thực tế, anh Cường gặp không ít khó khăn. Ngoài nguồn vốn thì việc áp dụng mô hình từ tỉnh Ninh Thuận vào H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không hoàn toàn phù hợp do khác biệt về điều kiện tự nhiên. Cây măng tây bị bệnh khô vằn lá nên thời gian thu hoạch bị chậm trễ, thay vì 6 tháng thì phải đến gần 9 tháng mới có thể thu hoạch.
Vụ đầu tiên không suôn sẻ, anh Cường nghiên cứu và tính toán lại thời gian tưới lâu hơn để khắc phục nguy cơ lây lan mầm bệnh. Anh cũng quan sát thường xuyên để kịp phát hiện cây bệnh rồi chủ động thực hiện cắt tỉa sớm, phải tạo luống có độ cao từ 20 - 30 cm để cây khỏi bị ngập úng. Nhờ vậy, cây măng tây ngày càng phát triển ổn định…
Bước vào thu hoạch, mỗi ngày vườn cây cho từ 35 - 50 kg măng tây, giá bán từ 70.000 - 100.000 đồng/kg tùy thời điểm. Trừ chi phí, mỗi tháng anh Cường thu được khoảng 30 - 45 triệu đồng. Đặc biệt, vườn măng tây còn tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương.
Theo anh Cường, ưu điểm của măng tây là trồng một lần nhưng có thể thu hoạch nhiều năm. Cứ sau mỗi đợt thu hoạch, chỉ cần chăm sóc cây, cho cây “nghỉ dưỡng”, bón phân, khoảng 1 tháng sau có thể thu hoạch lại đợt tiếp theo.
Nhận xét về mô hình măng tây của anh Cường, ông Lê Viết Dựng, Chủ tịch UBND xã Dương Thủy, nói: “Mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Bên cạnh đó, mô hình còn thúc đẩy người dân trên địa bàn học hỏi để nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Theo Tường Duy - Huệ Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.