Tái khởi nghiệp sau dịch: Xuất khẩu đất trồng cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi nhiều công ty lao đao vì dịch Covid-19, những người trẻ sản xuất đất trồng cây từ phế phẩm nông nghiệp vẫn phát triển số lượng khách hàng, đại lý. Trong tháng 10 này, họ xuất khẩu container hàng đầu tiên sang Singapore.
Hồng Đăng đam mê nông nghiệp sạch. ẢNH: THÚY HẰNG
Hồng Đăng đam mê nông nghiệp sạch. ẢNH: THÚY HẰNG
Đất trồng cây này có gì đặc biệt mà có thể xuất khẩu? Nguyễn Hồng Đăng (30 tuổi), một trong 3 người sáng lập, chia sẻ, các phế phẩm nông nghiệp như: vỏ trấu, vỏ cây, rau củ quả hỏng… được thu gom và xử lý trong nhiều tháng bằng công nghệ của riêng đội ngũ kỹ sư này.
Sau đó, chúng được phối trộn với các thành phần giá thể và dinh dưỡng khác để tạo ra sản phẩm giúp mọi người trồng rau và hoa ngay lập tức mà không cần pha trộn thêm. Mới đây, sản phẩm của nhóm Đăng là 1 trong 30 dự án vào vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn 2020 của T.Ư Đoàn.
Phế phẩm nông nghiệp đang trong quá trình xử lý tại nhà máy để sản xuất đất trồng cây. ẢNH: HỒNG ĐĂNG
Phế phẩm nông nghiệp đang trong quá trình xử lý tại nhà máy để sản xuất đất trồng cây. ẢNH: HỒNG ĐĂNG
Để làm vườn dễ dàng, thú vị hơn
“Chúng tôi muốn mọi người ở thành thị đều có thể tự tay trồng trọt, thấy những luống rau, chậu hoa của mình lớn nhanh. Được nhìn đứa con tinh thần của mình trổ hoa, kết trái là một trải nghiệm rất thú vị”, Đăng nói khi đưa chúng tôi thăm văn phòng, thuộc Khu công nghệ phần mềm ĐH Quốc gia TP.HCM, với xanh tươi các loại cây, như những chậu sam dù được trồng từ lâu trong chậu đất vẫn tươi tốt và trổ hoa rực rỡ.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường về làm vườn, trồng cây trong đô thị ngày càng tăng, Đăng và 2 người bạn khác cùng nghiên cứu làm ra loại đất trồng có thể tận dụng phế phẩm nông nghiệp; phát triển công nghệ để sản xuất ra đất sạch chất lượng và an toàn nhất, giúp làm vườn dễ nhất. Sau nhiều nghiên cứu, thử nghiệm tại vườn ươm, những sản phẩm đầu tiên “ra lò” năm 2016.
Tròn 1 năm sau, cái tên Namix (mang nghĩa tự nhiên - pha trộn lại với nhau - PV) chính thức ra đời. Nhóm bạn trẻ không chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ, bản quyền thương hiệu mà còn thành lập một phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm nằm trong Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có chức năng nghiên cứu phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lượng từng bao đất sạch trước khi đưa tới tay người dùng, và cả những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để không ngừng làm mới chính mình.
Ngoài việc cung cấp các loại đất trồng chuyên dụng như chuyên trồng rau, trồng rau và hoa, những người trẻ làm nông nghiệp công nghệ cao cũng rất “bắt trend” khi sáng tạo ra loại đất chuyên trồng xương rồng, sen đá.
Vẫn xuất khẩu trong dịch Covid-19
Đất trồng cây công nghệ cao là tâm huyết của nhóm 3 bạn trẻ.
Nguyễn Hồng Đăng, học cao học quản lý tài nguyên môi trường của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Sinh ra và lớn lên ở H.Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu, từ nhỏ Đăng đã không xa lạ với cách trồng, thu hoạch điều, cao su hay hoa tết.
Nguyễn Đức, bạn học ngành nông nghiệp cùng trường với Đăng, có khoảng 2 năm vừa học vừa làm trong lĩnh vực nông nghiệp tại Israel. Chính họ cùng từng nhau khởi nghiệp lần đầu năm 2013 với việc kinh doanh hạt giống hoa. Và người còn lại là Nguyễn Điệp, kỹ sư khoa học máy tính, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Họ có chung mục tiêu muốn phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, mang lại niềm vui, sức khỏe cho người sử dụng và nhiều giá trị cho cộng đồng.
Đăng cho biết dù dịch Covid-19 có xuất hiện hay không thì mỗi doanh nghiệp vẫn phải nỗ lực từng ngày. Nâng cao chất lượng sản phẩm, họ ưu tiên phát triển công cụ tìm kiếm khách hàng tự động, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng, quản lý tài chính và quản lý đội nhóm. Không chỉ bán ra những sản phẩm đất trồng, giá thể trồng cây, họ xây dựng những trang web hướng dẫn cụ thể cách trồng, chăm sóc từng giống cây riêng.
Đối tượng khách hàng đông đảo nhất mà những người trẻ hướng tới là người dân tại đô thị, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, muốn tự tay làm vườn trong chính ngôi nhà mình. Trong thời gian cách ly xã hội vì Covid-19, người dân thành thị ở nhà nhiều hơn, nhu cầu làm vườn lớn hơn. Do đó, số sản phẩm giá thể, đất trồng bán ra trong thời gian này tăng. Hiện tại, họ đã có mạng lưới hơn 500 khách hàng, đại lý, bên cạnh đó còn là các công ty thiết kế xây dựng/trang trí nhà cửa/trường học...
Sau lần dịch Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam, Đăng và các cộng sự tìm con đường xuất khẩu. Sản phẩm của anh gửi sang Singapore và được đánh giá rất cao. Cuối tháng 10.2020, container đầu tiên với 25 tấn hàng được xuất khẩu sang thị trường khó tính này. Họ vẫn đang tiếp tục nhắm tới các quốc gia phát triển với nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, mà gần đây nhất là Dubai.
Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.