Cô nông dân xinh đẹp Tây Ninh làm giàu từ nghề trồng hoa lan cấy mô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguyễn Thị Cẩm Tiên còn rất trẻ (sinh năm 1995), thế nhưng cô gái này đã khiến nhiều người thán phục khi khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi lan cấy mô. Ở giữa vườn lan ngụ tại khu phố Ninh Lộc (phường Ninh Sơn, TP.Tây Ninh), cô gái trẻ say mê nói về lan, về những ước mơ khởi nghiệp.
Tuổi nhỏ - nghĩ lớn
Với đam mê trồng lan từ nhỏ, Cẩm Tiên đã đăng ký học khoa công nghệ sinh học, Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM). Ra trường, em được gia đình hỗ trợ vốn để theo đuổi đam mê của mình. Từ đó, Cẩm Tiên bắt đầu áp dụng mô hình nuôi lan cấy mô. Thời gian áp dụng mô hình này chưa đầy một năm, nhưng đến nay sản phẩm lan cấy mô của Cẩm Tiên được nhiều người biết đến.
Cẩm Tiên bên vườn lan mang lại 100 triệu đồng/tháng của mình. Ảnh: Nhi Trần
Cẩm Tiên bên vườn lan mang lại 100 triệu đồng/tháng của mình. Ảnh: Nhi Trần
Theo Hội Nông dân phường Ninh Sơn, mô hình nuôi lan cấy mô mới nhưng khả thi, giá cả ổn định, vốn đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh. Đây là loại cây cảnh vừa mang tính giải trí, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân có thể áp dụng. Hiện, nhu cầu hoa lan trên thị trường ngày càng cao, nhất là lan rừng; nhưng lan rừng ngoài tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt. Việc phát triển mô hình nuôi lan cấy mô rất triển vọng; và Hội sẽ nhân rộng trong thời gian tới.

Với số vốn ban đầu hơn 400 triệu đồng được gia đình hỗ trợ, Cẩm Tiên đầu tư một vườn ươm diện tích 400m2, phòng cấy mô rộng 100m2. Cẩm Tiên đã đầu tư cấy hơn 10.000 chai mô, với hơn 30 giống lan các loại.

Cẩm Tiên chia sẻ, 4 tháng đầu tiên nuôi lan cấy mô gặp nhiều khó khăn do lan bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, em kiên nhẫn khắc phục và làm ra nhiều giống lan có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lan cấy mô sinh trưởng trong thời gian 2 tháng là có thể bán ra thị trường với giá từ 200.000 - 500.000 đồng/chai (25 cây), có loại có giá 1 triệu đồng/chai (2 cây) vì đây là loại quý hiếm.
Bên cạnh đó, Cẩm Tiên chọn lọc một số giống lan cấy mô ra ngoài để chiết và cho sinh trưởng môi trường bên ngoài tự nhiên, được nhiều khách hàng ưa chuộng, bán với giá từ 30.000 - 50.000 đồng/cây.
Cẩm Tiên cho biết, em thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/tháng và đã thu hồi vốn sau chưa đầy 1 năm triển khai mô hình. Hiện, ưu thế của nuôi lan cấy mô là tạo ra một số lượng lớn lan trong diện tích nhỏ, tạo ra giống lan sạch bệnh trong thời gian ngắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Mong ước mở rộng thị trường
Nói về mô hình của mình, Cẩm Tiên chia sẻ: Phương pháp trồng cây bằng giống cấy mô rất đơn giản, dễ làm, không chỉ với nhóm mà cá nhân cũng có thể triển khai tốt. Kỹ thuật cũng không đòi hỏi cao siêu, chỉ cần áp dụng đúng quy cách chăm sóc là có thể thành công.
Với lợi thế tuổi trẻ năng động và nhạy bén, Cẩm Tiên nhanh chóng quảng bá sản phẩm của mình trên mạng xã hội, trang cá nhân, nhờ đó sản phẩm của em tiêu thu dễ dàng. Khi đã có uy tín, thương lái tìm tới tận nơi thu mua. Tiên chia sẻ: "Ban đầu em nghĩ trong lúc mình nhàn rỗi thì kiếm thêm việc làm, tăng thu nhập. Nhưng với thành công hiện tại, em sẽ cố gắng phát triển mô hình lớn hơn".
Đến thời điểm hiện tại, lan cấy mô của Cẩm Tiên đã có thị trường ổn định, khách hàng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, miền Tây và TP.HCM. Chính vì vậy, tham vọng mở rộng vườn lan của Cẩm Tiên hoàn toàn khả thi bởi mô hình lan cấy mô trồng được số lượng cây giống rất lớn trên diện tích nhỏ. Không cần nhiều thời gian chăm sóc; khả năng thu hồi vốn nhanh; không tốn chi phí thuốc bảo vệ thực vật và có thể cung cấp số lượng lớn cây giống cho thị trường với chất lượng đồng đều.
Cẩm Tiên nhấn mạnh: "Nhiều người thích lan rừng nên thường lùng mua dẫn đến nguồn lan bị cạn kiệt, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái, chính vì thế em mong muốn và hy vọng mô hình của em sẽ lan tỏa tới nhiều địa phương, nhiều bạn trẻ và những người yêu lan nói chung. Để mọi người hiểu hoa lan đẹp và quý bởi chính hương thơm và màu sắc của chúng chứ không phải nguồn gốc".
Danh Hùng (Dân Việt)

https://danviet.vn/co-nong-dan-xinh-dep-tay-ninh-lam-giau-tu-nghe-trong-hoa-lan-cay-mo-20200604181111481.htm

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.