Làm homestay ở bản làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyện anh Đinh A Ngưi (37 tuổi) ở xã Kông Lơng Khơng, H.Kbang (Gia Lai) đi tiên phong ở Gia Lai làm homestay đang là một điển hình về mô hình khởi nghiệp thành công từ những vùng bản địa xa xôi, khốn khó.
A Ngưi biểu diễn đàn tơ rưng phục vụ du khách. Theo T.H
A Ngưi biểu diễn đàn tơ rưng phục vụ du khách. Theo T.H
Đang trong dịch Covid-19 nên homestay của A Ngưi vắng khách. Lúc chúng tôi đến, A Ngưi đang loay hoay với mấy bản vẽ.
“Mình tranh thủ không có khách, tiếp tục xây thêm hai nhà sàn để có thêm chỗ đón khách. Ở đây sẽ có thêm chỗ ở, có thể tổ chức tiệc ngoài trời nếu khách có nhu cầu. Dịch thì dịch chứ công việc không ngừng lại được. Mình mới ra ngân hàng làm thủ tục vay thêm 1 tỉ đồng để đầu tư cho bài bản. Muốn homestay của mình thu hút thêm khách thì phải chu đáo và cả độc đáo nữa. Hiện cơ sở của mình sau khi hoàn thành có thể đón một lúc 200 khách”, A Ngưi nói.
Từ đầu năm 2019, homestay A Ngưi Kbang bắt đầu hoạt động. Khách các nơi nghe tiếng dần tìm đến và thích. Cứ thế, họ tìm đến ngày một đông. Trung bình mỗi tuần homestay đón từ 30 - 100 khách. Nhiều khi, lượng khách đi theo đoàn tăng đột biến, lên đến 4 - 5 đoàn trong dịp cuối tuần. A Ngưi nói từ đầu năm đến khi phải đóng cửa vì dịch Covid-19, homestay của anh đã đón hơn 500 lượt khách và khoảng chừng đó khách nữa đã đặt trước nhưng do dịch phải hoãn lại.
“Nhiều người bảo xa nhưng điều đó chưa hẳn là cản trở. Quan trọng là mình biết cách sắp xếp hợp lý. Khách đến đây được mình phục vụ chu đáo bằng các món ăn của người bản địa như cơm lam, gà nướng, rượu cần... và thưởng thức văn hóa cồng chiêng đặc sắc. Ngoài ra, với lợi thế sát rừng, có nhiều thác nước, mình còn tổ chức khám phá rừng già, lấy mật ong, bắt cá, hái rau rừng hay thưởng thức vẻ đẹp của nhiều thác nước như thác 50, thác Kon Bông, Kon Lok... khách rất thích”, A Ngưi nói.
Với phương châm lấy di sản nuôi di sản, cộng đồng cùng hưởng lợi, hơn 300 hộ dân của xã Kông Lơng Khơng cũng tham gia cùng A Ngưi. Họ chăn nuôi, trồng rau, trồng các loại cây ăn quả, biểu diễn cồng chiêng, tham gia phục vụ khách... Từ những sản phẩm nông nghiệp tự cung tự cấp, hiện họ đã có nguồn thu khá ổn khi liên kết với homestay của A Ngưi.
Theo Trần Hiếu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.