Hấp dẫn "phở khô ăn liền"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vì muốn lo bữa sáng cho hai đứa con nhỏ được tốt hơn, chị Nguyễn Thị Hồng Phượng (13B Đoàn Thị Điểm, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã mày mò chế biến món “phở khô ăn liền”. Từ chỗ chỉ phục vụ gia đình, sản phẩm này đã được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trong nước.
Sau hơn 12 năm công tác ở Trung tâm Viễn thông V (huyện Chư Sê), tháng 7-2018, chị Phượng quyết định xin nghỉ việc. Lý do là vì lương thấp, lại đi xa, không có điều kiện chăm sóc 2 con nhỏ.
Những sản phẩm chế biến phở khô ăn nhanh đều được làm thủ công. Ảnh: P.N
Những sản phẩm chế biến phở khô ăn nhanh đều được làm thủ công. Ảnh: P.N
Vốn có chút năng khiếu và hiểu biết, sau khi nghỉ việc, chị Phượng nảy sinh ý tưởng mở dịch vụ “đi chợ, nấu ăn online” phục vụ những gia đình vì bận rộn mà không có thời gian trong việc chợ búa. Sau một thời gian ngắn, dịch vụ “đi chợ nấu ăn online” của chị Phượng đã nổi tiếng khắp TP. Pleiku nhờ các món ăn ngon và giá cả hợp lý. Đơn đặt hàng gửi tới tấp mỗi ngày khiến chị phải luôn chân luôn tay.
Thấy các con đều thích ăn phở khô-một món ăn nổi tiếng của Gia Lai, chị Phượng nghĩ tại sao mình không thử làm món phở khô ăn liền giống như mì gói. Nếu làm được, chỉ cần mỗi buổi sáng bỏ ra chừng 15 phút là các con có ngay món ăn ưa thích thay vì phải mất thời gian chở chúng đến quán phở. Nghĩ là làm, chị Phượng lập tức bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Theo chị, thành phần chính của món phở khô ăn liền bao gồm bánh phở, hành phi, tóp mỡ, tương đen, chỉ cần làm “bộ khung” này cho thật ngon thì việc còn lại hết sức đơn giản là nấu sôi nước dùng đã có ngay 1 tô phở khô như ý muốn.
Ngay từ mẻ đầu tiên, sản phẩm phở khô ăn liền của chị Phượng đã được mọi người đánh giá không thua gì ở tiệm. Sau đó, chị mang sản phẩm đi tặng vài người bạn dùng thử và đều nhận được phản hồi rất tích cực. Nhiều người còn đề nghị chị làm số lượng lớn để bán ra thị trường. Nghe lời các bạn, chị Phượng liền mua bao bì, chai lọ về thiết kế combo (trọn bộ một gói sản phẩm) phở khô để thuận tiện khi gửi đi xa và bảo quản được lâu trong điều kiện bình thường. Mỗi combo phở khô ăn liền của chị Phượng có giá 200.000 đồng gồm 1 kg bánh phở cuộn sấy khô, 1 hũ hành phi, 1 hũ tương đen, 1 hũ tóp mỡ có thể làm được 16 tô phở. Sản phẩm này khi tung ra thị trường đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều bậc phụ huynh.
  Combo phở khô ăn liền được làm hoàn toàn thủ công của chị Nguyễn Thị Hồng Phượng. Ảnh: P.N
Combo phở khô ăn liền được làm hoàn toàn thủ công của chị Nguyễn Thị Hồng Phượng. Ảnh: P.N
Theo chị Phượng, để chế biến món phở khô ăn liền thì buổi tối, mọi người chỉ cần chuẩn bị sẵn rau, nước dùng như: nước hầm xương gà, bò; sáng ra bắc lên bếp hâm lại, trụng qua bánh phở là có thể ăn. Hiện tại, sản phẩm phở khô ăn liền của chị Phượng không chỉ có mặt ở nhiều tiệm tạp hóa trong tỉnh mà còn vươn xa đến các tỉnh, thành phố như: Bìa Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hà Tĩnh... Do tất cả mọi công đoạn đều được làm thủ công nên sản phẩm phở khô ăn liền làm ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó, có ngày chị Phượng làm đến 30 combo mà vẫn không đủ hàng để giao cho khách. “Có ai ngờ làm chơi mà ăn thật đâu. Cũng may hồi nhỏ mình được mẹ truyền dạy cho cái nghề nấu ăn nên giờ có đất dụng võ, kiếm đồng ra đồng vô nuôi các con ăn học, đồng thời tích lũy ít vốn để phát triển việc kinh doanh trong thời gian tới”-chị Phượng bộc bạch.  
Đánh giá cao combo phở khô ăn liền của chị Phượng, chị Huỳnh Minh Tâm (trú tại quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, 2 đứa con nhỏ của chị rất ghiền món này. “Từ ngày có món này, cả gia đình đều chịu khó ăn sáng ở nhà nên cũng tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ và cũng đỡ mất thời gian hơn trước”-chị Tâm chia sẻ. Cùng quan điểm, chị Trần Ngân Giang (trú tại tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, điều quan trọng nhất ở đây vẫn là các con được khỏe mạnh nhờ thức ăn do mẹ nấu, luôn đảm bảo vệ sinh và đủ chất.
 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.