'Giỏi nghề sẽ được nhà tuyển dụng chào đón'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là chia sẻ của Nguyễn Thị Kim Yến - sinh viên vừa kết thúc kỳ thực tập, chuẩn bị tốt nghiệp ngành công nghệ may, Trường CĐ Công thương TP.HCM.
Từ trái qua: Quốc Chí, Kim Yến, Tuyết Hồng và Nguyễn Thị Huyền
Từ trái qua: Quốc Chí, Kim Yến, Tuyết Hồng và Nguyễn Thị Huyền
 
Dù chưa từng biết nhau, nhưng 4 sinh viên đã trở thành một đội vô cùng ăn ý, cùng lên ý tưởng, thiết kế để tạo ra sản phẩm thời trang ấn tượng nhất Hội thi Học sinh - Sinh viên giỏi nghề 2019.
Đó là Phan Quốc Chí, Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Tuyết Hồng và Lý Thị Huyền, học ở 4 lớp khác nhau của ngành công nghệ may Trường CĐ Công thương TP.HCM. Mỗi người có một thế mạnh nên cô Nguyễn Hoàng Phúc (dạy môn môn sáng tác mẫu) của trường đề nghị cùng kết hợp để tham gia hội thi học sinh - sinh viên giỏi nghề của thành phố.
Chủ đề mà hội thi năm nay đưa ra cho bài thi nghề thiết kế thời trang là “sự bền vững”. Các thí sinh có thể sử dụng chất liệu tự do, màu sắc cũng như kiểu dáng để may 2 bộ trang phục cho nam và nữ nhằm làm nổi bật chủ đề này. Trong nhóm, Huyền là người có thế mạnh về ý tưởng nên đã đề xuất sử dụng jeans, một chất liệu được đưa vào may mặc có lịch sử gần 2 thế kỷ nhưng không bao giờ bị 'lỗi mốt' và dùng rất bền. Trong khi đó, Quốc Chí có sở trường thiết kế và may đồ nên được giao nhiệm vụ làm trang phục nam. Kim Yến và Tuyết Hồng sẽ phụ trách đồ nữ.
Trong khoảng thời gian 7 giờ đồng hồ, tất cả các công đoạn để cho ra đời một sản phẩm đã được 4 bạn cùng phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả. Sau khi 2 bộ đồ hoàn thành, được trình diễn và thuyết trình trước ban giám khảo, nhóm của Trường CĐ Công thương TP.HCM đã giành được 8,5 điểm, số điểm cao nhất hội thi ở nghề thiết kế thời trang.
2 bộ trang phục của nhóm được đánh giá cao nhất
2 bộ trang phục của nhóm được đánh giá cao nhất
“Ban giám khảo nhận xét sản phẩm của tụi em có màu sắc trẻ trung, kiểu dáng năng động, cách xử lý chất liệu tốt, làm nổi bật được chủ đề 'bền vững'. Ngoài ra còn có sự sáng tạo khi váy nữ may 2 tầng, có thể tháo một tầng để tạo sự cá tính, khoẻ khoắn”, Kim Yến cho biết.
Hiện Yến, Chí và Hồng vừa kết thúc kỳ thực tập để chuẩn bị tốt nghiệp ngành công nghệ may, riêng Huyền thì chuẩn bị bước sang năm 3. Chí cho rằng tham gia hội thi và mang giải về là một niềm vui lớn vì đã được trải nghiệm, thử sức để biết mình có thể làm được gì, còn những hạn chế gì.
“Em nghĩ dù học bất cứ nghề gì, nếu đó là nghề mà mình yêu thích, đam mê và nỗ lực hết mình để giỏi nghề thì tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng chào đón...”, Yến chia sẻ.
Mỹ Quyên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.