Nông dân thời... internet

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thành lập năm 2015, Câu lạc bộ Internet nông dân xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, Gia Lai) đã trở thành cầu nối giúp nông dân trên địa bàn tiếp cận với tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, các mô hình sản xuất mới, thông tin thị trường. Qua đó, bà con nông dân trong xã đã áp dụng vào thực tế để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Anh Alê (làng Blang 1, xã Ia Dêr) cho biết: “Gia đình tôi có 2,5 ha cà phê và gần 1 ha lúa. Trước đây, do không có nhiều kiến thức về phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng nên năng suất cà phê và lúa của gia đình đều đạt thấp. Khi tham gia Câu lạc bộ Internet nông dân, tôi được tiếp cận, học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích trên những trang mạng uy tín, từ việc tìm kiếm những giống lúa mới cho năng suất cao đưa vào sản xuất thay thế giống lúa cũ hay kỹ thuật trồng xen canh một số loại cây trong vườn cà phê. Áp dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, gia đình tôi đã nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích”.
Nhờ internet, nông dân đã tiếp cận được với tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến,  các mô hình sản xuất mới, thông tin thị trường (Ảnh minh họa).
Nhờ internet, nông dân đã tiếp cận được với tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, các mô hình sản xuất mới, thông tin thị trường (Ảnh minh họa).
Cũng nhờ tham gia Câu lạc bộ Internet nông dân của xã, gia đình chị Đinh Thị Hường (thôn Hà Thanh) đã bén duyên và thành công với nghề trồng nấm. “Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ nấm tươi trên địa bàn rất lớn, vợ chồng tôi đã lên mạng tìm hiểu về loại cây trồng này. Nhờ các trang mạng hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cộng với việc học hỏi thêm từ các trại nấm của người quen, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích chăn nuôi trước kia qua trồng nấm sò xám và nấm mèo. Hiện mỗi năm gia đình tôi thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng từ trại nấm”-chị Hường chia sẻ.
Cũng nhờ thường xuyên cập nhật kiến thức mới để ứng dụng vào sản xuất, ở làng Klăh 2 đã có nhiều nông dân sản xuất giỏi. Anh Puih Lớ-Chi hội trưởng chi hội Nông dân làng Klăh 2-cho biết: “Trong làng có 136 hội viên, hầu hết đều được hướng dẫn cách truy cập internet để tìm kiếm những thông tin bổ ích liên quan đến sản xuất như cách chọn giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, qua internet, bà con được tìm hiểu về những mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động của Câu lạc bộ rất hiệu quả đối với người nông dân”.
Bà Ksor Kríu-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dêr-thông tin: “Câu lạc bộ có 26 thành viên. Những ngày đầu thành lập, các thành viên đều được tập huấn kỹ năng sử dụng internet thành thạo, sau đó hướng dẫn lại cho bà con nông dân để tìm kiếm thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp, giúp họ có cơ hội tiếp cận những thông tin khoa học, kỹ thuật tiên tiến rồi ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cũng nhờ học hỏi trên mạng, nông dân đã biết đưa những giống cây, con mới đem lại hiệu quả cao vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh đó, qua mạng internet, nông dân đã biết đến những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi ở một số địa phương để tham khảo, học hỏi làm theo”.
Thực tế cho thấy, qua Câu lạc bộ Internet nông dân, người dân xã Ia Dêr không chỉ tiếp cận được các kiến thức bổ ích trong sản xuất mà còn nắm bắt được thông tin thị trường như giá cả vật tư phân bón, giá cả hàng nông sản, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế để sản xuất có hiệu quả hơn. Ông Puih Blí-Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho biết: “Để việc tìm kiếm thông tin và ứng dụng vào sản xuất đạt kết quả, xã luôn định hướng cho các thành viên tiếp cận những website uy tín. Ngoài truy cập tại các máy đặt ở UBND xã, chúng tôi còn tích cực vận động người dân tự kéo mạng internet về nhà để sử dụng. Đặc biệt, thông qua các cuộc họp ở thôn, làng, các thành viên trong Câu lạc bộ đã lồng ghép hướng dẫn người dân truy cập internet để tìm hiểu những kiến thức trong nông nghiệp như: ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau màu, chăm sóc cà phê, tái canh cà phê, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm…”.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).