Nông trại không đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“VN đã mở rộng rồi, cả thế giới họ vào. Tôi cũng phải tìm kiếm cơ hội sống tốt trên quê hương mình. Khái niệm quốc tịch bây giờ thật sự không quan trọng nữa. Tôi chỉ biết mình sinh ra ở Sài Gòn và chọn Sài Gòn để trở về khởi nghiệp”.
 Nhờ công nghệ phun nước, chiếu sáng tự động, John Tran dễ dàng chăm sóc cùng lúc nhiều “nông trại không đất” hoặc có thể theo dõi, điều khiển từ xa qua điện thoại cầm tay
Nhờ công nghệ phun nước, chiếu sáng tự động, John Tran dễ dàng chăm sóc cùng lúc nhiều “nông trại không đất” hoặc có thể theo dõi, điều khiển từ xa qua điện thoại cầm tay
Đó là những lời của doanh nhân John Tran, người Mỹ gốc Việt, khi trở về khởi nghiệp nơi quê nhà. Và nay sau 4 năm, John ở tuổi 42 đã phát triển một nông trại mát lạnh, lung linh ánh đèn.
Trở lại quê nhà
Sinh ra tại Sài Gòn, từ năm 1977, anh theo gia đình sang định cư ở Mỹ. Lần đầu trở về VN vào dịp tết năm 2000 với một nhóm bạn trong tâm trạng “về là để đi chơi thôi chứ chưa có ý định trở về khởi nghiệp nơi quê nhà”. Sau đó, John thỉnh thoảng có về một số lần nữa. Mỗi lần trở lại là mỗi lần thêm yêu, thêm gắn bó quê nhà. Từ đó John thầm nghĩ “mình phải làm một cái gì đó ở Sài Gòn!”.
Chính mong ước đó đã đưa anh trở lại quê nhà để khởi nghiệp, xây dựng mái ấm gia đình. Ngôi nhà mà John và vợ là chị Quỳnh Nga (Việt kiều Cộng hòa Czech) đang ở khu Thảo Điền (Q.2, TP.HCM) bi bô tiếng con trẻ mỗi ngày. Tết Mậu Tuất vừa qua là cái tết đầu tiên cả hai vợ chồng anh đón tết Việt cùng cậu con trai đầu lòng - Bradley Sovin Tran.
Định cư nước ngoài từ nhỏ, John viết chữ Việt không rành, nhưng nói thì rất sành sõi. Khi còn ở Mỹ, John làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính gần 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, anh dường như không nghĩ đến có ngày lại gắn bó với nghề trồng rau chuyên nghiệp như bây giờ ngay trên quê hương của mình. “Dân tài chính làm gì nghĩ đến xà lách, bắp cải, cà rốt... Thật sự là không nghĩ đến. Những lúc rỗi, tôi bắt đầu làm nông trại trong nhà kho của mình, nhưng cũng chỉ làm việc đó vì vui vẻ, mong có rau tươi, không bị nhiễm sâu bệnh cho gia đình và mời bạn bè ăn cho vui. Thời điểm đó, các công nghệ mới đang được phát triển và tôi thật sự hào hứng với các hệ thống nuôi trồng thủy canh. Tôi từng kéo một container về nhà trồng thử nghiệm khi còn ở bên Mỹ. Lúc về VN, tôi tiếp tục thiết kế hệ thống hoàn chỉnh theo ý tưởng của mình, bắt đầu trồng rau thủy canh trong container ở quy mô lớn hơn để phục vụ nhu cầu thị trường”, anh chia sẻ.
“Tại sao anh chọn môi trường khởi nghiệp, sinh sống ở VN?”, tôi hỏi thăm John trong lần đầu gặp. John giải đáp: “Tôi luôn nhiệt tình trong việc cung cấp cho mọi người thức ăn có chất lượng tốt hơn và tôi đã thấy một cơ hội to lớn cho việc nuôi trồng trong nhà ở VN. Tôi thấy mình có thể đóng góp công sức nhỏ của mình vào sự phát triển của quê nhà nơi tôi sinh ra”.
John Tran (trái) giới thiệu rau sạch mình trồng cho khách hàng
John Tran (trái) giới thiệu rau sạch mình trồng cho khách hàng
Nông dân @ thứ thiệt
Theo John, canh tác truyền thống trên đất là rất tốt cho việc nuôi trồng hầu hết các loại cây trồng, nhưng chiếm quá nhiều đất, đòi hỏi nước quá nhiều và kết quả là mức dinh dưỡng không nhất quán. Khi trồng rau ngoài trời, cần phải chống lại sâu bệnh, mà chúng ta đều biết, điều này thường nông dân phản ứng bằng cách sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học. “Tôi không nói nông trại ngoài trời là sai, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải có sự cải tiến”, anh khẳng định.
Từ quan điểm trên, khi về Sài Gòn khởi nghiệp, anh hình thành nông trại trong những container khép kín đặt rải rác ở nhiều nơi. Công nghệ trồng rau hiện đại đã biến doanh nhân Việt kiều này thành... “nông dân @ thứ thiệt”. Container được lắp đặt máy lạnh, hệ thống vận hành điều khiển bằng phần mềm trên máy tính. Nhiệt độ trong những “nông trại không đất” luôn ở mức 18 độ C.
Mỗi luống rau được thiết kế theo giàn treo với hệ thống đèn LED đa sắc màu. “Không đất, không ánh sáng, bốn bề kín mít mà sao rau xanh phát triển được?”. Theo lý giải của John, container khi lắp đặt thiết bị công nghệ, trở thành một môi trường sống lý tưởng cho hàng trăm loại rau. Các loại rau được “cho ăn” những chất dinh dưỡng cân bằng nhất quán thông qua hệ thống tưới nước tự động. Hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED đa sắc màu hỗ trợ quá trình quang hợp. Điều thú vị là độ màu đậm nhạt của lá rau được “chỉnh” theo cường độ chiếu sáng của đèn LED.
“Việc chủ động kiểm soát nhiệt độ hoạt động bên trong các container cho phép cây trồng của nông trại phát triển 365 ngày trong năm, đặc biệt có thể chọn bất kỳ loại cây trồng nào và điều chỉnh độ lạnh theo nhiệt độ tự nhiên cần thiết để trồng chúng. Đến nay, tôi đã nuôi trồng trên 100 giống rau, cây trồng khác nhau, trong đó có những loại chưa bao giờ được trồng ở VN trước đây. Mỗi loại rau từ khi trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 1 tháng. Nhờ môi trường sinh trưởng “sạch” nên không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào để phòng chống sâu bệnh”, John hào hứng.
 Thùng container được John Tran cải tiến thành “nông trại không đất” độc đáo
Thùng container được John Tran cải tiến thành “nông trại không đất” độc đáo
Khát vọng rau sạch
John kỳ vọng: “Cần trở lại như ngày xưa ấy - rau sạch, tươi và ai cũng có thể sở hữu một vườn rau không đất trong nhà mình”. John tự tin sản phẩm rau “new organic” (kiểm soát được dinh dưỡng, sâu bệnh, chứ không đơn thuần là rau thủy canh) sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện thời tiết của mình sẽ trụ được trên thị thường. “Thị trường rau “new organic” trên thế giới năm 2017 đạt 4 tỉ USD, dự báo sẽ tăng lên 25 tỉ USD vào năm 2020. Triển vọng rau sạch là tương lai của thực phẩm. Tương lai con cái mình sẽ ăn cái này. Câu chuyện này hẳn nhiên là tương lai thực phẩm rau xanh của chúng ta chứ không phải là tiềm năng lớn hay nhỏ nữa. Bây giờ mỗi ngày tôi cố gắng thêm một chút để lượng rau sạch làm ra nhiều hơn một chút, phục vụ người tiêu dùng nhiều hơn. Tối nào ngủ cũng chỉ lo nghĩ đến chuyện rau sạch thôi”, John chia sẻ và cho biết thời gian qua anh đã phát triển hàng chục “nông trại không đất” ở châu Âu. Một số đối tác ở Thái Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông... cũng hợp tác chuyển giao công nghệ của anh để tạo ra sản phẩm rau sạch.
Mới đây, một trường học quốc tế ở TP.HCM đã mời anh hình thành “nông trại không đất” để vừa cung cấp nguồn rau sạch cho nhà trường, vừa giúp học sinh trải nghiệm cách làm nông nghiệp theo công nghệ mới. Với hệ thống phun nước, chiếu sáng... tự động, John dễ dàng trực tiếp chăm sóc cùng lúc nhiều “nông trại không đất” hoặc có thể theo dõi, điều khiển từ xa qua điện thoại cầm tay.
Đi rất nhiều nước, làm ăn với nhiều đối tác nước ngoài, John như một công dân toàn cầu nhưng Sài Gòn đã níu chân anh. Làm chủ công nghệ nông trại không đất, John Tran đang “viết” tiếp khát vọng rau sạch của mình...

Theo John, ở TP.HCM những "nông trại không đất" của anh ở Q.1, Q.2, Q.7 có thể cung ứng gần 100 loại rau sạch. Tuy nhiên, do quy mô bước đầu còn khiêm tốn nên số lượng chưa thể đáp ứng nhu cầu rộng rãi của thị trường. Rau sạch từ "nông trại không đất" từng đi vào một số siêu thị, nhưng sức mua không đạt như kỳ vọng vì mức giá khá cao (1 hộp 400 gram giá hơn 320.000 đồng), cộng thêm thói quen sử dụng chưa phổ biến nên sau đó John không phân phối qua kênh này. John chọn kênh phân phối trực tiếp cho những khách hàng biết đến sản phẩm rau sạch của anh và đặt hàng online. John bảo luôn sẵn sàng chia sẻ công nghệ của mình.
Đình Phú (thanhnien) 

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.