Thợ trẻ giỏi toàn quốc Nguyễn Văn Quý hết mình với công việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại buổi tuyên dương 65 gương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ IX do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức vừa qua, anh Nguyễn Văn Quý, công nhân Nông trường Cao su Bờ Ngoong (Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang) là đại diện duy nhất của tỉnh Gia Lai đạt giải thưởng này.
Bước vào căn nhà nhỏ vách ván chỉ chừng 30 m2 ở làng Phăm Klăk (xã Bar Măih, huyện Chư Sê, Gia Lai), ấn tượng đầu tiên là hàng chục bằng khen, giấy khen từ cấp Nông trường đến Tập đoàn được anh Quý treo ngay ngắn quanh các bức vách ván trong nhà. 2 bằng khen mới nhất của Trung ương Đoàn và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được anh treo ở vị trí trang trọng nhất. Quý cho biết đây là 2 bằng khen anh vừa được tặng tại lễ tuyên dương vừa rồi.
  Anh Nguyễn Văn Quý. Ảnh: Hà Đức Thành
Anh Nguyễn Văn Quý. Ảnh: Hà Đức Thành
Qua trò chuyện được biết: Năm 2002, Nguyễn Văn Quý theo gia đình từ huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình vào Gia Lai lập nghiệp. Năm 2007, anh được nhận vào làm công nhân khai thác mủ tại tổ 10, Nông trường Cao su Bờ Ngoong. Để trở thành người thợ giỏi, Quý cũng phải trải qua rất nhiều vất vả. Thời gian đầu vào làm ở Nông trường, anh cũng được tạo điều kiện đi học lớp cạo mủ cao su do Công ty tổ chức. Tuy nhiên, do chưa quen với công việc nên anh gặp phải không ít khó khăn. Dù vậy, anh luôn tự động viên mình phải luôn cố gắng nâng cao tay nghề, chấp nhận vất vả để theo đuổi công việc mình đã chọn. Hơn nữa, được anh em công nhân đi trước chỉ bảo tận tình, anh đã tự hứa phải cố gắng không ngừng để khỏi phụ lòng tin của mọi người. Từ chỗ biết cách khai thác vườn cây đúng kỹ thuật, duy trì ổn định hết chu kỳ khai thác, năm nào anh cũng đạt và vượt chỉ tiêu sản lượng mủ được giao.
Đã 11 năm gắn bó với cây cao su, anh Quý cho biết nghề chăm sóc cây cao su như chăm con mọn bởi công đoạn nào cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và cẩn thận. Mỗi ngày, từ 4 giờ sáng, những công nhân cạo mủ đã bắt đầu một ngày làm việc, đến 10 giờ là phải thu hoạch mủ. “Dẫu công việc có vất vả, thu nhập thấp hơn những năm trước nhưng mình vẫn luôn lao động hăng say, tận tụy với công việc vì cây cao su đã gắn với cuộc đời mình”-anh Quý chia sẻ. Chính từ sự cần cù chịu khó và ham học hỏi nên tay nghề của anh được nâng cao. Sau hơn 10 năm làm công nhân thu hoạch mủ nhưng Quý đã đạt được những thành tích đáng nể như: giải nhất hội thi thu hoạch mủ giỏi cấp Công ty năm 2012; giải khuyến khích hội thi thu hoạch mủ giỏi toàn ngành Cao su năm 2014; giải Bàn tay vàng hội thi thu hoạch mủ giỏi cấp Công ty năm 2016; kiện tướng Bàn tay vàng cấp ngành tại hội thi thu hoạch mủ giỏi toàn Tập đoàn năm 2016...
Không chỉ là công nhân xuất sắc, anh Quý còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn và phong trào của đơn vị. Đặc biệt, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhiều công nhân khác trong việc nâng cao tay nghề và kỹ thuật chăm sóc vườn cây cao su. Tại Nông trường Cao su Bờ Ngoong, anh được mọi người yêu mến bởi sự nhiệt tình, đam mê công việc.
Bên cạnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, Nguyễn Văn Quý còn tranh thủ thời gian phát triển kinh tế gia đình. Hiện tại, anh thuê đất trồng 400 cây cà phê, mới đây còn trồng thêm 200 trụ hồ tiêu. Mỗi năm trừ chi phí anh thu nhập thêm từ kinh tế vườn khoảng hơn 40 triệu đồng. Với tinh thần ham học hỏi, nỗ lực hết mình vì công việc, Nguyễn Văn Quý xứng đáng là một tấm gương tiêu biểu cho đoàn viên thanh niên học tập và noi theo.
Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.