Sinh viên gửi tiền về cho gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều sinh viên không những không còn chờ tiền cha mẹ gửi vào hằng tháng, mà thậm chí gửi ngược tiền về phụ giúp gia đình.

Nguyễn Thị Mỹ Dung, sinh viên (SV) năm thứ 2, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, kể về câu chuyện tự nuôi bản thân: “Bạn bè em hay nói vui là SV bây giờ mà còn chờ tiền cha mẹ gửi hằng tháng thì thật sự rất tệ. SV năng động là không chờ tiền gia đình gửi, vì hiện nay có rất nhiều công việc có thể kiếm ra tiền mà vẫn đảm bảo được việc học. Với em thì mỗi tháng từ chi phí sinh hoạt đến tiền học phí đều tự lo, và gửi thêm tiền về dưới quê phụ mẹ lo cho 2 em nhỏ ăn học, vì ba bị bệnh tim nên không còn lao động nặng từ mấy năm nay”.

Khánh (thứ 3, từ trái sang) tận dụng các cuộc thi để vừa trau dồi kiến thức, vừa có tiền phụ giúp gia đình
Khánh (thứ 3, từ trái sang) tận dụng các cuộc thi để vừa trau dồi kiến thức, vừa có tiền phụ giúp gia đình



Công việc của Dung là làm người mẫu thuê để livestream (quay và truyền hình trực tiếp trên internet) bán hàng cho các cửa hàng quần áo. “Nếu vào những tháng cao điểm, đợt hàng về nhiều và có nhiều cửa hàng cần nhu cầu livestream thì thu nhập có thể là 8 triệu đồng, vì em làm cho nhiều cửa hàng. Còn thường thì cũng tầm từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, nhưng được cái là thời gian mình có thể chủ động nên không ảnh hưởng đến việc học”, Dung chia sẻ.

Tận dụng ngoại hình và “thần thái” cuốn hút, Tôn Hồng Hoa, SV Khoa Du lịch Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM, mỗi tháng vừa có thể thỏa mãn được đam mê của mình vừa kiếm được khá tiền để tự trang trải chi phí ăn học và “lâu lâu” lại gửi tiền về cho ba mẹ. Hiện nay, Hoa là người mẫu chuyên chụp các bộ ảnh áo dài và quay quảng cáo... Hoa cho biết công việc này không quá khó, ngoại hình là thế mạnh, kết hợp với những kỹ năng như tạo dáng, biểu cảm... Và tất cả các khâu từ trang phục đến trang điểm đều do đơn vị mời lo liệu. “Tùy thuộc vào mỗi bộ ảnh và mức cát xê mà bên chụp đưa ra, thường thì dao động từ 600.000 - 2 triệu đồng/ngày chụp. Nếu tuần nào có được nhiều thời gian rảnh thì em cũng có thể chụp được 3 - 4 bộ ảnh. Nên ngoài việc tự trang trải được cuộc sống đi học thì em vẫn có thể gửi về cho ba mẹ”, Hoa tâm sự.

Lúc Nguyễn Thị Khánh Trang, SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, học lớp 10 thì bố bị tai biến, mẹ nghỉ việc để chăm bố nhưng được 6 năm thì bố mất. Gánh nặng gia đình, nhưng không muốn dừng việc học nên vừa đi học, Trang vừa làm rất nhiều việc. Tận dụng thế mạnh giọng nói truyền cảm và khả năng viết lách, Trang thử sức với các công việc như thu âm (thu cho các kênh YouTube về giải trí, tiêu dùng...). Làm nhiều việc như vậy nhưng Trang nói: “Em chưa bao giờ sợ công việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học. Em có thể chủ động và quản lý được lịch học để chọn việc làm thêm phù hợp. Những công việc của em có thể ngồi ở nhà vẫn làm được, hoặc tận dụng thời gian rảnh để làm. Và một tháng nếu làm tốt vẫn mang lại thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng”.

Nhưng bên cạnh đó Trang luôn nỗ lực hết mình cho việc học, để ngoài tiền làm thêm kiếm được, Trang còn được nhận học bổng mỗi tháng hơn 1 triệu đồng và được hỗ trợ học phí. “Tiền làm thêm mình lo cho bản thân, rồi trích ra một ít cộng với tiền học bổng để hằng tháng đều gửi về cho gia đình. Trước đây là phụ mẹ lo cho bố, còn từ khi bố mất thì phụ mẹ lo gia đình”, Trang kể.

Còn Ngô Huỳnh Ngọc Khánh, SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, thì khởi nghiệp thành công khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đầu năm học thứ 3 Khánh được tham gia vào dự án Smart Factory ở các công ty túi xách da. Hiện nay, dự án khởi nghiệp giúp Khánh có thể tự nuôi sống bản thân và còn tạo cơ hội việc làm cho những SV khác. Không những thế, Khánh còn tham gia rất nhiều cuộc thi về khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học, tiền thưởng từ những cuộc thi này Khánh đều gửi về cho gia đình.

Nữ Vương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.