Phan Thị Minh: Tạo khác biệt từ những hạt ngũ cốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau gần 1 năm bắt tay sản xuất, sản phẩm bột ngũ cốc mang thương hiệu Thiên Minh Cereal của chị Phan Thị Minh (SN 1988, ở 14/31 Vạn Kiếp, TP. Pleiku) đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và được khách hàng tin tưởng sử dụng.     
  Chị Phan Thị Minh. Ảnh: H.Đ.T
Chị Phan Thị Minh. Ảnh: H.Đ.T
Sau khi tốt nghiệp THPT, Phan Thị Minh thi đậu vào Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Lạc Hồng. Trong năm học cuối, chị đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học nhân giống in vitro để bảo tồn giống lan rừng Ngọc Điểm. Khi đề tài hoàn thành, chị được nhà trường xét tốt nghiệp trước các bạn cùng khóa gần 1 năm. Sau khi ra trường, chị xin vào làm việc tại một công ty chuyên về nhân giống cây trồng ở Đồng Nai. Vốn là người năng nổ, việc phải ngồi suốt ngày trong phòng thí nghiệm khiến Minh cảm thấy bức bí. Vậy nên chỉ  sau 1 năm làm việc tại đây, chị quyết định xin nghỉ việc về sống với cha mẹ tại Pleiku và tìm hướng khởi nghiệp. 
 Sau khi về Gia Lai, để mưu sinh, Minh phải làm nhiều công việc như: gia sư, công nhân ... với thu nhập bấp bênh. Trong quá trình ấy, chị bắt đầu ấp ủ một dự án làm bột ngũ cốc từ các loại hạt, quả và thảo dược có nguồn gốc từ quê hương mình (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Chia sẻ lý do chọn sản xuất bột ngũ cốc làm hướng đi, Minh cho biết, đây là loại sản phẩm có nhiều công dụng cho cơ thể con người. Hơn nữa hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm sạch có nguồn gốc thiên nhiên. Chỉ có điều, nhiều người chỉ thích dùng các loại ngũ cốc ngoại nhập. Trong khi đó, nước ta có nhiều nguyên liệu sạch có thể sản xuất ra loại ngũ cốc chất lượng không khác gì hàng ngoại nhập, giá cả lại rẻ hơn.

Kinh nghiệm khởi nghiệp của Phan Thị Minh:
* Biết tận dụng tiềm năng nguyên liệu sẵn có.
* Phải xây dựng được thương hiệu.
* Kiên trì theo đuổi hướng đi đã lựa chọn.

Là kỹ sư công nghệ sinh học nên Minh đã dày công nghiên cứu và biết những loại quả, hạt và dược liệu trồng ở vùng đất Vĩnh Linh có hàm lượng dinh dưỡng và dược tính cao hơn các vùng khác. Từ đó, chị bắt đầu mày mò chế biến thử các loại bột ngũ cốc từ nguồn nguyên liệu này rồi mời bạn bè, người thân dùng thử. Được nhiều người khen ngợi, động viên khởi nghiệp, Minh quyết định sản xuất lớn hơn. Gom góp tiền tiết kiệm suốt 5 năm làm thêm, cộng với số tiền hỗ trợ của gia đình được gần 100 triệu đồng, chị ra Hà Nội mua các loại máy móc chuyên dụng sản xuất, chế biến bột ngũ cốc như: máy sấy chân không, máy trộn, máy nghiền... Tháng 10-2017, sản phẩm bột ngũ cốc mang thương hiệu Thiên Minh Cereal được làm từ 15 loại nguyên liệu như đậu xanh, đậu nành, đậu tibo, bắp nếp trắng, hạt sen, thảo dược thiên nhiên... chính thức được tung ra thị trường. Toàn bộ sản phẩm này, Minh đều tự gia công, đóng gói và chào hàng. Đối tượng mà chị hướng đến là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm ban đầu gặp không ít khó khăn do nhiều người dùng chưa biết đến, giá thành lại cao hơn nhiều so với loại ngũ cốc thông thường. Trước khó khăn ấy, chị tận dụng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm của mình, đồng thời gửi tặng khách hàng dùng thử. Với cách làm này, cộng với chất lượng nổi trội của sản phẩm, chỉ sau một thời gian, chị đã có nhiều khách hàng thân thiết, sử dụng bột ngũ cốc Thiên Minh Cereal thường xuyên và còn giới thiệu cho nhiều người khác sử dụng. Sản phẩm bán ra theo đó cũng ngày một tăng lên, mang lại cho Minh nguồn thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Chị nhận được khá nhiều đơn đặt hàng, không chỉ của khách trong tỉnh mà còn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 
Hiện nay, chị đang tập trung sản xuất 4 loại bột ngũ cốc chính là ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc ăn kiêng, ngũ cốc lợi sữa và đặc biệt là sản phẩm mầm ngũ cốc. Đây là sản phẩm mà chị tâm đắc nhất vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Protein, vitamin E, vitamin nhóm B, PP, A, chất xơ, can xi, nguyên tố vi lượng... nó còn bổ sung Estrogen tự nhiên là chìa khóa làm đẹp và nâng cao sức khỏe của phụ nữ. Về nguyên liệu sản xuất, Minh cho hay: “Lợi thế của mình là người dân ở quê trồng nhiều loại đậu nên nguồn nguyên liệu rất phong phú. Vì vậy, mình hợp tác với nông dân để thu mua nguyên liệu sạch. Các công đoạn sản xuất còn lại đều do mình thực hiện, gia đình phụ giúp”.
Theo chị Minh, hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận cao nếu tìm được hướng đi đúng. Tuy nhiên, việc tạo ra nông sản sạch mới chỉ là một nửa câu chuyện. Lợi thế thực sự của nông nghiệp phải ở khâu chế biến. Do vậy, để vươn ra thị trường, nâng cao giá trị nông sản, cần có công nghệ chế biến và làm thương hiệu thật tốt. 
Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.