Người "đa năng" ở núi rừng Tây nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Y Hlý Niê Kđăm được mệnh danh là người đa năng ở núi rừng Tây nguyên. Anh có nhiều sáng tạo và làm nhiều việc thành công.
 

Y Hlý Niê Kđăm tham gia các hoạt động thu gom rác, làm công trình thanh niên.
Y Hlý Niê Kđăm tham gia các hoạt động thu gom rác, làm công trình thanh niên.

Đối với người dân xã Cư Pơng (huyện Krông Búk, Đak Lak), hình ảnh chiếc xe máy cày cải tiến của hợp tác xã (HTX) thanh niên Cư Pơng đi gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn vào 3 ngày mỗi tuần giờ đây đã trở nên quen thuộc. Thế nhưng cách đây vài năm, để bà con vùng sâu này từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi, chuyển sang đưa rác vào bao cho xe thu gom đến bãi tập trung không phải dễ dàng. Khởi đầu, Y Hlý Niê Kđăm (29 tuổi), Phó Bí thư Đoàn xã Cư Pơng, đứng ra thành lập CLB Môi trường xanh với mục tiêu vận động thanh niên tham gia làm sạch rác ở các tuyến đường, điểm công cộng, giữ vệ sinh môi trường nông thôn.

Từ CLB Môi trường xanh, Y Hlý có sáng kiến chuyển đổi thành mô hình HTX. Anh làm phiếu khảo sát người dân các thôn, buôn thì có trên 90% đồng ý với dịch vụ thu gom rác của HTX. Tháng 3-2017, HTX thanh niên Cư Pơng do Y Hlý Niê Kđăm sáng lập ra đời, với hoạt động thu gom rác thải, cùng các dịch vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Y Hlý Niê Kđăm cho biết những ngày đầu, HTX gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, 10 xã viên góp vốn để tậu một xe cơ giới chuyên chở rác. Đến nay, HTX ký hợp đồng thu gom rác cho hơn 400 hộ gia đình với mức phí 20.000 đồng/hộ/tháng. Mỗi tháng, HTX thu gom trên địa bàn từ 20 - 30 m3 rác để đưa đến bãi rác tập trung của huyện cách đó hơn 20 km.

Y Hlý Niê Kđăm còn có những đóng góp nổi bật trong việc thiện nguyện, huy động sự hỗ trợ của cộng đồng để giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, gia đình neo đơn...

Trung Chuyên/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.