Cựu du học sinh Anh chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng Chevening

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xin học bổng chính phủ Anh, hai năm liền anh Lê Tuấn Bình đều trượt, phải đến lần cuối thành công mới tới. 
Anh Lê Tuấn Bình (phải) trong buổi chia sẻ trải nghiệm giáo dục tại Anh.
Anh Lê Tuấn Bình (phải) trong buổi chia sẻ trải nghiệm giáo dục tại Anh.
Anh Bình giành học bổng Chevening để học thạc sĩ ngành Chính sách công, Đại học Glasgow, Scotland, khoá 2016-2017. Về nước, anh làm quản lý đầu tư cho một tập đoàn bất động sản Anh.
Chia sẻ tại sự kiện về giáo dục ở nhà riêng Đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever, anh Bình cho biết bí quyết giúp anh giành học bổng chỉ bao gồm: hiểu yêu cầu học bổng, kiên trì và nhất quán trong câu chuyện bản thân.
"Ví dụ, trọng tâm yêu cầu là khả năng lãnh đạo thì tất cả bài luận bạn cần tập trung thể hiện mình có tiềm năng lãnh đạo ra sao, việc học tập tại Anh sẽ giúp bạn cải thiện năng lực lãnh đạo thế nào", anh Bình nói.
Anh cho rằng mỗi loại học bổng có những yêu cầu và ưu tiên khác nhau, do đó dù ứng viên có những điểm mạnh khác cũng không nên nói lan man. Lần đầu nộp đơn, anh mới là doanh nhân trẻ, ít kinh nghiệm. Đến lần thứ ba, anh đang ở đỉnh cao sự nghiệp và tự tin hơn nhiều vào khả năng bản thân.
Điều thứ hai, anh Bình lưu ý việc nhất quán trong câu chuyện của bản thân, từ bài luận đến phỏng vấn. Bởi khi phỏng vấn, ban giám khảo sẽ hỏi các câu xung quanh bài luận thí sinh đã nộp. Một trong những lý do thất bại sau hai lần xin học bổng là bài luận của anh thiếu tập trung vào yêu cầu và không kể được câu chuyện của mình.
Bà Mai Thu Hà, chuyên viên Chương trình Chevening tại Việt Nam, cho biết bài luận xin học bổng cần kể đúng câu chuyện của bản thân, càng chân thật, bộ hồ sơ càng có giá trị. Qua các năm tuyển chọn, ban giám khảo đã nhận được rất nhiều bộ hồ sơ giống nhau, có vẻ từ nguồn tham khảo nào đó. Nhưng đến lúc phỏng vấn, câu chuyện của ứng viên không đúng như trong bài luận.
"Dù bạn có thể vượt qua vòng hồ sơ, đến khi phỏng vấn bạn sẽ dễ dàng bị phát hiện, bởi ban giám khảo rất có kinh nghiệm", bà Hà giải thích. Trong vòng phỏng vấn, ban giám khảo hiếm khi đặt câu hỏi mang tính đánh đố, ứng viên chỉ cần trả lời đúng trọng tâm, chân thật với câu chuyện của mình.
Biết lãnh đạo không đồng nghĩa với việc giữ chức lãnh đạo 
Theo bà Hà, Bộ Ngoại giao Anh mong muốn tìm kiếm những người có tiềm năng lãnh đạo, nhưng không nhất thiết phải giữ chức lãnh đạo. "Tiềm năng thể hiện trong công việc, trong các hoạt động cộng đồng. Bạn có sáng kiến thú vị, hữu ích cho cộng đồng, đó cũng được coi là tiềm năng lãnh đạo".
Có nhiều định nghĩa về tố chất lãnh đạo, nhưng Đại sứ Anh Lever dẫn một bài báo ông mới đọc, trong đó cho rằng khả năng lãnh đạo là biết đứng lên sau thất bại trong việc xin học bổng. "Lãnh đạo là sự kiên trì, bền bỉ. Vì vậy, việc không ngừng cố gắng thực ra lại thể hiện tính cách chúng tôi tìm kiếm ở những ứng viên xin học bổng", ông Lever cho hay.
Vòng phỏng vấn học bổng Chevening năm nay sẽ diễn ra vào tháng 4. Hồ sơ năm 2019 sẽ được mở từ tháng 8 đến 11. "Lời khuyên là các bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, hãy tìm hiểu thông tin từ các khóa trước, kết nối với các anh chị từng du học theo chương trình Chevening để hiểu về chương trình, lợi ích các bạn đạt được khi sang Anh du học cũng như tìm hiểu kỹ về hồ sơ, tiêu chí tuyển chọn để chuẩn bị tốt nhất", bà Hà nói.
Ngoài ra, ứng viên cần tìm hiểu cụ thể về nước cấp học bổng, giải thích rõ lý do muốn học tại Anh mà không phải quốc gia khác; có định hướng cụ thể về ngành học và công việc. Kế hoạch cụ thể sẽ giúp ban giám khảo đánh giá có phù hợp với những tiêu chí của chương trình cũng như đóng góp cho sự phát triển của đất nước sau khi trở về hay không.
Trọng Giáp (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.