Đến 2020, các trường cao đẳng và trung cấp hỗ trợ SV khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho biết, mục tiêu của Đề án hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, đến năm 2020, 100% các trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các trường cao đẳng, trường trung cấp được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; Thành lập trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các trường cao đẳng và trường trung cấp; 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.

 

Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các trường CĐ, trung cấp được tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.
Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các trường CĐ, trung cấp được tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.

Đến năm 2025, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ, đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ hỗ trợ mạo hiểm. Phạm vi đối tượng được tham gia là học sinh, sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.

Để triển khai Đề án hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 đạt hiệu quả, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sự kiện ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm;  Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai và cơ chế đầu tư, giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ ý tưởng của học sinh, sinh viên …

Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: “Giải pháp theo mục tiêu tạo môi trường cho học sinh sinh viên khởi nghiệp là thành lập các trung tâm hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp tại các trường cao đẳng và trường trung cấp. Theo thống kê, phải thành lập 950 trung tâm tại 950 cơ sở; thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp ở các tỉnh, thành phố. Các hoạt động của Trung ương Đoàn Liên hiệp phụ nữ; hiệp hội doanh nhân trẻ có thể kết nối các đối tượng vào thì mới có thể có hiệu quả được, khả thi được. Tiếp theo kết nối giữa doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng với sinh viên, với nhà trường về khởi nghiệp sáng tạo xây dựng cơ chế để làm sao ý tưởng khởi nghiệp của các em đến với các nhà đầu tư, với doanh nghiệp gắn với thị trường, gắn với nhu cầu sản xuất”.

Hiện, cả nước có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 944 trường cao đẳng, trung cấp nghề, còn lại là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp thường xuyên.

Thu Hiền/VOV

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.