Triển khai đàm phán nối lại đường bay Việt Nam - Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện thị trường khách hàng không quốc tế mới khôi phục bằng 50% so với thời điểm chưa có dịch COVID-19. Một số thị trường trọng yếu vẫn gặp khó, việc đàm phán kết nối lại đường bay với thị trường Trung Quốc đang được tích cực triển khai.

 Triển khai đàm phán nối lại đường bay Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh minh họa
Triển khai đàm phán nối lại đường bay Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh minh họa



Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, sản lượng khách qua các cảng hàng không Việt Nam đạt hơn 81 triệu lượt, trong đó các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hơn 40 triệu lượt hành khách.

Đối với thị trường khách quốc tế đến thời điểm hiện tại, mới phục hồi được khoảng 50% so với khi chưa có dịch COVID-19. Theo ông Đinh Việt Thắng – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam việc phục hồi các đường bay tại một số thị trường trọng yếu, đặc biệt là Trung Quốc vẫn gặp khó, do chính sách phòng dịch COVID-19. Hiện tác đàm phán kết nối lại đường bay với thị trường Trung Quốc đang được tích cực triển khai.

Trước đó, khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, các đường bay thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạm dừng để phòng chống dịch.

Hiện Vietnam Airlines được phân bổ khai thác một số chuyến với với Trung Quốc mỗi tháng, nhưng chưa phải theo hình thức thương mại thường lệ.

Một số thị trường quốc tế khác, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) đã mở cửa, song nhu cầu đi lại vẫn thấp, kết quả phục hồi chưa được như kỳ vọng. Bù vào đó, thị trường Ấn Độ có sản lượng khách tương đối khả quan với nhiều đường bay mới.

Cục Hàng không dự báo, cả năm nay tổng lượng khách qua đường hàng không đạt khoảng 100 triệu lượt, thấp hơn khoảng 20 triệu triệu lượt khách so với năm 2019 (khi chưa có dịch COVID-19). Trong đó, sản lượng khách các hãng Việt Nam vận chuyển được khoảng 55 triệu lượt.

Theo MINH HẠNH (LĐO)

https://laodong.vn/xa-hoi/trien-khai-dam-phan-noi-lai-duong-bay-viet-nam-trung-quoc-1109470.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.