Cây cầu lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi được thông xe

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cầu Cổ Lũy – công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 20 được thông xe kỹ thuật.
Sáng 20-10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật cầu Cổ Lũy và gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Cầu Cổ Lũy bắc qua sông Trà Khúc, nối giữa xã Tịnh Khê và xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi nhằm thực hiện nhiệm vụ đột phá về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị.

Các đại biểu tham dự thực hiện nghi thức gắn biển công trình. Ảnh: T.Trực
Các đại biểu tham dự thực hiện nghi thức gắn biển công trình. Ảnh: T.Trực
Dự án được khởi công từ năm 2017, với tổng vốn đầu tư 2.250 tỉ đồng. Toàn bộ dự án có tổng chiều dài khoảng 3,7 km, trong đó, chiều dài cầu hơn 1,8 km; vị trí điểm đầu cầu phía Bắc giao với tuyến đường Hoàng Sa (tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi); điểm đầu cầu phía Nam kết nối với đường Trường Sa (tại xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi).
Cầu Cổ Lũy kết nối giao thông và rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai xã Tịnh Khê và Nghĩa Phú từ 20km xuống còn 2,5km. Đây là cây cầu văng đầu tiên bắc qua dòng sông Trà Khúc và cũng là cây cầu lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến thời điểm hiện tại.

Cầu Cổ Lũy. Ảnh: T.Trực
Cầu Cổ Lũy. Ảnh: T.Trực
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhấn mạnh cầu Cổ Lũy nằm trong quy hoạch tuyền đường ven biển Dung Quất- Sa Huỳnh. Đây là tuyến đường ven biển kết nối giữa Quảng Ngãi với các tỉnh Quảng Nam, Bình Định; từ đây tạo nền móng, mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị ven biển, phát triển du lịch, nhất là du lịch biển, đảo; thúc đẩy việc mở rộng và phát triển không gian đô thị TP Quảng Ngãi về hướng biển. Đồng thời, công trình là điểm nhấn kiến trúc, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh trên địa bàn.
T.Trực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.