Cảnh báo nhầm lẫn về vi bằng dễ khiến người mua nhà mất trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi mua bán nhà đất, nếu như không nắm rõ hoặc hiểu sai về giá trị pháp lý của vi bằng, người mua sẽ rất dễ rơi vào tình trạng "tiền mất, tật mang".
Nhẫm lẫn: Vi bằng có giá trị như hợp đồng mua bán nhà đất
Nhiều người vẫn thường nghĩ, vi bằng có giá trị tương đương như một bản hợp đồng mua bán nhà đất. Đây là suy nghĩ hòan toàn sai lầm. Trên thực tế, vi bằng chỉ ghi nhận việc giao tiền chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất hay quyền sở hữu căn nhà của người mua.
Ngoài ra, vi bằng còn có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác.
Nhẫm lẫn: Công chứng vi bằng và văn bản công chứng là một
Công chứng vi bằng là văn bàn do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử. Còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định pháp luật. Đây là hai văn bản hòa toàn khác nhau.

Việc không nắm rõ hoặc hiểu sai về vi bằng sẽ rất dễ khiến người mua nhà mất trắng. Đồ họa: Kim Nhung
Việc không nắm rõ hoặc hiểu sai về vi bằng sẽ rất dễ khiến người mua nhà mất trắng. Đồ họa: Kim Nhung

Nhầm lẫn: Có thể mua bán nhà qua "vi bằng công chứng thừa phát lại", "công chứng thừa phát lại"

Thừa phát lại không có quyền công chứng. Việc bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng thừa phát lại là khái niệm sai. Việc tư vấn cho khách hàng mua nhà qua hình thức này được xem là hành vi lừa dối.
Nhầm lẫn: Sử dụng vi bằng để làm thủ tục sang tên sổ đỏ
Đối với việc mua bán nhà đất, hai bên không thể dựa vào vi bằng để làm thủ tục sang tên sổ đỏ mà cần phải lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng tại tổ chức công chứng của địa phương.
Nhầm lân: Mua bán nhà qua vi bằng đảm bảo an toàn
Việc mua bán qua vi bằng không hề đơn giản và an toàn như nhiều người nghĩ mà nó còn tồn tại khá nhiều rủi ro. Bởi mua bán nhà qua vi bằng có thể được thực hiện nhiều lần, qua nhiều người. Khi giấy tờ pháp lý chưa đầy đủ thì sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp cũng như những mâu thuẫn không đáng có.
Nhầm lẫn: Mua bán nhà đất thông qua vi bằng để đầu tư có lãi
Trên thực tế, suất đầu tư mua mua bán bằng vi bằng khi bán lại sẽ rất khó có thể đạt được giá trị cao so với mảnh đất đầu tư có sổ đỏ. Nếu bất chấp rủi ro mua bán nhà đất thông qua vi bằng, người mua đôi khi phải chấp nhận có thể bị chôn vốn dài hạn và phát sinh thêm chi phí.
Nhầm lẫn: Mọi vi bằng do thừa phát lại lập đều có giá trị
Vi bằng chỉ có giá trị khi được đăng ký tại Sở Tư Pháp đồng thời vi bằng không bị giới hạn về thời gian và hiệu lực.
KIM NHUNG (LĐO)

https://laodong.vn/bat-dong-san/canh-bao-nham-lan-ve-vi-bang-de-khien-nguoi-mua-nha-mat-trang-848105.ldo

Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm hoàn thành 2 dự án thành phần chào mừng Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Quyết tâm hoàn thành 2 dự án thành phần chào mừng Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

(GLO)- Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đến từng Bộ ngành, địa phương liên quan yêu cầu quyết tâm hoàn thành 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo ngày 30-4-2024 để chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.