Chợ tự phát: Mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, tình trạng buôn bán, họp chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn TP. Pleiku có chiều hướng gia tăng. Các chợ tự phát này không chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, làm mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Chợ tự phát trên đường Nơ Trang Long (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Phương
Chợ tự phát trên đường Nơ Trang Long (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Phương
Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn TP. Pleiku hiện có khoảng hơn 10 chợ tự phát. Cùng với đó, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán gây mất trật tự an toàn giao thông thường xuyên xảy ra, nhất là trên các tuyến đường: Trường Sa (tổ 1, phường Chi Lăng), Lê Duẩn (làng Chuét 2, phường Thắng Lợi), Nơ Trang Long (tổ 5, phường Trà Bá)… 
Đường Nơ Trang Long nối với bến xe Đức Long Gia Lai nên thường xuyên có xe khách, xe tải nhẹ lưu thông. Thế nhưng người dân vẫn vô tư tràn ra lòng lề đường buôn bán, lâu dần thành chợ tự phát với hàng trăm người tham gia khiến đoạn đường này luôn trong tình trạng mất an toàn giao thông. Anh Nguyễn Văn Ti-một người dân ở phường Trà Bá-cho biết: “Cứ mỗi sáng đi làm qua đường Nơ Trang Long là tôi thấy ngại. Người bán cũng như người mua lấn hết cả lối đi, nhiều người đi xe máy cũng dừng lại bên đường để chọn hàng, trả giá mà không cần để ý đến xe cộ đang qua lại nên rất dễ gây tai nạn”. Không những thế, chợ tự phát này còn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân quanh đây bởi mùi hôi thối từ các loại rác thải.
Người dân vô tư tụ tập mua bán trên đường Trường Sa (tổ 1, phường Chi Lăng). Ảnh: Hà Phương
Người dân vô tư tụ tập mua bán trên đường Trường Sa (tổ 1, phường Chi Lăng). Ảnh: Hà Phương
Đáng chú ý là tình trạng lấn chiếm lòng lề đường Trường Sa đoạn qua tổ 1, phường Chi Lăng. Theo lý giải của lãnh đạo phường, ban đầu, khu vực này có một số điểm buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng thiết yếu cho công nhân, lâu dần thành chợ. Chợ hoạt động nhộn nhịp từ 16 giờ đến 19 giờ mỗi ngày, giờ cao điểm có đến hàng trăm người tụ tập mua bán. Cán bộ UBND phường cũng đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở nhưng khi lực lượng chức năng rời đi thì đâu lại vào đấy. Bà T.-người dân sống gần khu vực này-phản ánh: “Lòng đường ở đây tuy rộng nhưng bị các tiểu thương chiếm dụng gần hết. Khi tan chợ, rác thải tồn đọng bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Điều chúng tôi rất lo là vị trí này nằm ngay khúc cua, lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều song tiểu thương vẫn vô tư buôn bán”. 
Việc tổ chức họp chợ lấn chiếm lòng lề đường không chỉ vi phạm Luật Giao thông Đường bộ mà còn gây mất an ninh trật tự. Vì vậy, ngành chức năng cần sớm có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.