Pleiku: Tổ chức đối thoại lần cuối trước khi cưỡng chế thu hồi đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 6-12, ông Nguyễn Kim Đại-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết: Ngày mai (8-12), lãnh đạo UBND thành phố sẽ tiến hành đối thoại lần cuối cùng với các hộ dân chưa thống nhất với phương án bồi thường, hỗ trợ của thành phố trước khi tổ chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
 Khu vực đất của các hộ thuộc thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Kè chống sạt lở suối Hội Phú giai đoạn 2-đoạn từ đường Hùng Vương đến Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Minh Nguyễn
Khu vực đất của các hộ thuộc thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Kè chống sạt lở suối Hội Phú giai đoạn 2-đoạn từ đường Hùng Vương đến Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Minh Nguyễn
Theo ông Đại, dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú có diện tích thu hồi gần 16,3 ha gồm 314 thửa đất của 214 hộ gia đình. Hiện dự án này đang triển khai thực hiện giai đoạn 2 (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Tri Phương) với diện tích 40.428 m2 của 101 hộ. Đến nay, đã có 97/101 hộ đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án.  Các hộ: ông Mai Xuân An, Mai Xuân Phúc và bà Mai Thị Bích Hà (trú tại địa chỉ: 326/10/2 Hùng Vương, phường Hội Thương) hiện vẫn chưa thống nhất phương án đền bù mặc dù UBND thành phố và các cơ quan liên quan đã nhiều lần vận động, thuyết phục và xem xét, giải quyết thỏa đáng kiến nghị của các hộ này.
“Sáng 8-12, lãnh đạo UBND thành phố sẽ tổ chức đối thoại với các hộ này thêm lần nữa. Nếu các hộ tiếp tục không thống nhất, ngày 10-12 tới, Ban Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (UBND TP. Pleiku) sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật”-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-thông tin.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.