Sắp đầu tư, cải tạo lại tuyến đường sắt lên Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa đồng ý về nguyên tắc đầu tư cải tạo, quản lý, vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng đoạn tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát và cơ sở hạ tầng liên quan theo hình thức đối tác công tư (PPP).

 

Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát
Cung đoạn Đà Lạt - Trại Mát nằm trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, dài 84 km. Năm 1968, tuyến này dừng khai thác và đã bóc dỡ hoàn toàn kết cấu hạ tầng. Đến năm 1991, đoạn đường sắt hơn 6,7 km từ ga Đà Lạt đến Trại Mát được khôi phục và đang khai thác chạy tàu phục vụ du lịch. Do đó, cung đoạn này được khai thác, vận hành độc lập, không kết nối với các tuyến đường sắt khác.

Phó Thủ tướng giao Bộ GT-VT tổ chức lập hồ sơ đề xuất dự án theo hình thức PPP và loại hợp đồng cụ thể; sau đó gửi Bộ KH-ĐT thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát là một tuyến đường sắt lịch sử phục vụ du lịch từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát, có chiều dài khoảng 7km, là đoạn cuối của tuyến đường sắt Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việc đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát sẽ thực hiện làm 2 giai đoạn, vừa xây dựng, quản lý và bảo trì tuyến đường, vừa kết hợp khai thác du lịch và phục vụ vận tải, các dịch vụ tiện ích dọc hành lang tuyến nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của tuyến đường sắt này.

Phan Thảo (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.